Một số đặc điểm chung về tiếng Sán Dìu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 36 - 43)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Một số đặc điểm chung về tiếng Sán Dìu

1.3.2.1. Đặc điểm về cội nguồn

Người Sán Dìu thống nhất với tên tự nhận là “Shan Déo nhín”, tùy từng vùng miền mà ngữ điệu có sự phát âm nặng nhẹ khác nhau. Theo âm Hán Việt, “Shan Déo nhín” có thể hiểu là: Shan = sơn, nhín = nhân, còn chữ Déo là chữ cốt lõi, căn nguyên để hiểu về tên của tộc người Sán Dìu. Tuy nhiên, chữ Déo còn nhiều tranh luận về ngữ nghĩa trong dân gian, bởi lẽ trong các văn tự cổ ở sách Nho, gia phả của nhiều người người Sán Dìu, vẫn chưa tìm được chữ “Shan Déo nhín” được viết như thế nào, ngoài việc viết theo cách am hiểu của các bậc cao niên am tường chữ Nôm - Sán Dìu.

Ngoài tên tự nhận là Shan Déo nhín, người Sán Dìu còn có tên gọi tương tự như: Shan Déo láo chỉ những người lớn tuổi và Shan Déo chế chỉ những người nhỏ tuổi. Đây là những cách gọi thường được người Sán Dìu sử dụng trong cộng đồng. Người Sán Dìu còn có các tên khác do những cư dân cận cư gọi, chủ yếu dựa vào đặc điểm khác nhau mang tính địa phương như:

- Dựa vào trang phục truyền thống: gọi là Mán Váy Xẻ, Mán Quần Cộc

để phân biệt với Mán Quần Chẹt, Mán Quần Trắng - một tên gọi khác của nhóm Dao Quần Trắng và nhóm Dao Quần Chẹt.

- Dựa vào đặc điểm nhà ở: có tên Trại, Trại Đất tức nhà được xây tường bằng đất sống hay thưng ván, để phân biệt với Trại Cao là tên gọi một nhóm địa phương của dân tộc Cao Lan sông trong ngôi nhà sàn bằng gỗ.

- Dựa vào sự kết hợp giữa nhà ở với đặc điểm canh tác gọi là Trại Ruộng, tức là người Sán Dìu ở nhà đất, làm ruộng.

- Dựa vào nhà ở và trang phục truyền thống gọi là Trại Cộc, tức là người Sán Dìu mặc quần cộc với ở nhà đất tường trình...

Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, bản danh mục tương đối đầy đủ và khá chi tiết về thành phần các dân tộc ở Việt Nam mới được công bố trong cuốn Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của tác giả Lã Văn Lô và cộng sự, đã thống nhất tên gọi Sán Dìu dưới góc độ chuyên môn để phân định các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tháng 3/1960, Tổng Cục Thống kê Trung ương chính thức khẳng định tên Sán Dìu được ghi nhận vào các văn bản Nhà nước như một tên gọi chính thống của dân tộc này.

Về nguồn gốc tộc người Sán Dìu, từ trước tới nay, đây vẫn là vấn đề lớn chưa có lời giải thỏa đáng. Chúng ta chưa có hoặc chưa tìm ra cứ liệu khoa học chính xác nào bàn về vấn đề này mà chỉ dựa vào những ghi chép chưa được chi tiết của các sử gia hay qua lời kể của các vị cao niên am tường văn hóa Sán Dìu.

Trong cuốn Kiến văn tiểu lục, nhà bác học Lê Quý Đôn nhắc tới các giống người xứ Tuyên Quang. Có 7 chủng tộc người Man, trong ấy có 3 chủng tộc Sơn Trang, Sơn Tử và Cao Lan, mặc áo chàm xanh, tay áo rộng hoặc áo màu trắng, để

tóc dài, búi tóc nhọn, 3 chủng tộc Sơn Man, Sơn Bán và Sơn Miêu cũng thế, 2 chủng tộc Hán Văn và Bảo Toàn cắt tóc, chít khăn vải hoa, áo xanh, quần vắn. Trên chép 7 chủng mà dưới trình bày thành 8 chủng tộc.

Các sử gia phong kiến đã gộp nhiều tộc người vào làm một và chỉ dựa theo đặc trưng văn hóa vật chất như ăn, mặc, ở... mà đi sâu tìm hiểu, phân tích đặc trưng văn hóa tín ngưỡng, tri thức bản địa, tổ chức cộng đồng, văn nghệ dân gian... nhưng thành tố quan trọng tạo nên bản sắc riêng có của từng tộc người. Các triều đại phong kiến thường gọi các dân tộc thiểu số là Man hay Mán, trong từ “Man di”. Đây là một trong luận điểm quan trọng giải thích về nguồn gốc tộc người Sán Dìu ở Việt Nam.

Căn cứ vào tên tự nhận của đồng bào Sán Dìu có thể hình dung, khi di cư vào Việt Nam do loạn lạc, người Sán Dìu chạy lên các vùng đồi núi thấp, bán sơn địa, dựng lều sinh sống. Những ngày đầu trên đất Việt Nam, người Sán Dìu sống du canh, du cư, nay đây mai đó, họ dựng những túp lều hay những nhà trại. Do vậy, từ “San Léo” dùng để chỉ người làm ăn sinh sống và ở những lều trại trong rừng và từ “San Léo - Sán Lều” đọc trại là San Déo - người Sán Dìu.

Còn theo tác giả Ma Khánh Bằng: “Tên Sán Dìu từ Sơn Dao, thì người Sán Dìu vốn có nguồn gốc người Dao. Từ đó ta có thể thấy từ rất xa xưa, khối Dao bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị đã “bóp vụn” thành nhiều nhóm nhỏ, khiến cho mỗi nhóm phiêu bạt một nơi. Người Sán Dìu có thể là một trong những nhóm đó nhưng đã sống lâu ngày bên người Hán nên dần dần mất đi tiếng mẹ đẻ, tiếp thu một thổ ngữ Quảng Đông... Họ tiếp thu tiếng Hán trước khi di cư vào Việt Nam. Năm tháng đã làm nhạt nhòa những ký ức xa xăm, người Sán Dìu không nhận mình là người Hán mà nhận mình là một tộc người riêng biệt. Đó chỉ là giả thuyết dựa trên tên tự gọi của họ. Còn nay, ta khó nhận thấy ở người Sán Dìu những nét văn hóa Dao... Có lẽ cũng xuất phát từ suy đoán trên mà trước đây các học giả Pháp đã xếp Sán Dìu vào nhóm Dao. Gần đây, căn cứ vào tiếng nói, các nhà bác học Liên Xô lại xếp Sán Dìu vào nhóm Hán trong ngữ hệ Hán - Tạng”.

Tuy chưa xác định rõ nguồn gốc tộc người nhưng người Sán Dìu vẫn luôn ý thức mình là một dân tộc có ngôn ngữ riêng, có bản sắc văn hóa riêng với tên tự nhận “Shan Déo nhín”.

1.3.2.2. Đặc điểm về ngữ âm

Âm tiết tiếng Sán Dìu: Ngoài thành phần thanh điệu trải dài trên toàn bộ

âm tiết có mặt ở các âm tiết thì trong âm tiết tiếng Sán Dìu có cấu trúc đầy đủ như sau:

Phụ âm + bán nguyên âm + nguyên âm + phụ âm/ bán nguyên âm hay: âm đầu + âm đệm + âm chính + âm cuối

Âm tiết tiếng Sán Dìu cũng có thể tách thành ba phần: âm đầu, phần vần và thanh điệu.

Tiếng Sán Dìu có 21 phụ âm đầu, xét về tiêu chí định vị được chia như sau: + Âm môi: /b, m, f, v/

+ Âm răng: /Ʒ, j/

+ Âm lưỡi: /d, t, ť, s, z, n, l, c, ɲ, k, x, ŋ/ + Âm thanh hầu: /ʔ, h/

- Hệ thống âm chính được chia thành: + Nguyên âm trước: /I, ɛ, e, ü, ie, iɛ/ + Nguyên âm giữa: /ɯ, ɤ, a, ă/ + Nguyên âm sau: /u, o, ɔ, č/

Tiếng Sán Dìu có 10 âm cuối: 2 bán nguyên âm /ṷ, ḭ/ và 8 phụ âm /p, t, c, k, m, n, ɲ, ŋ/

Về thanh điệu trong ngôn ngữ Sán Dìu ghi nhận có 8 thanh điệu. Tiếng Sán Dìu là một ngôn ngữ rất đa dạng về thanh sắc, do vậy để phát âm chuẩn cũng không phải điều dễ.

Từ loại: tiếng Sán Dìu có đầy đủ các từ loại như danh từ, động từ, tính từ, giới từ, trạng từ.

1.3.2.3. Đặc điểm về chữ viết

Thái Nguyên là điểm cuối của cuộc hành trình di cư sang Việt Nam khi xưa của người Sán Dìu. Hiện nay, cộng đồng người Sán Dìu chủ yếu sinh sống ở ven thành phố, có sự tiếp xúc và giao lưu với cộng đồng đa số. Vì thế, tiếng nói của người Sán Dìu có một số thay đổi về mặt phát âm. Căn cứ vào sự phát triển biểu ý, biểu âm người Sán Dìu đã sáng tạo chữ Nôm Sán Dìu trên cơ sở

chữ Hán cổ và phiên âm bằng chữ cái Latinh để dễ đọc.

Người Sán Dìu thuộc ngữ hệ Hán - Tạng. Cũng như nhiều dân tộc ở trung du miền núi phía Bắc, người Sán Dìu đã tiếp thu bộ chữ tượng hình của nền văn minh Trung Hoa để ký âm tiếng mẹ đẻ của mình theo nguyên tắc đồng tự dị ngôn, biểu âm, biểu ý trên cơ sở chữ Hán. Như vậy, người Sán Dìu đã sáng tạo chữ Nôm Sán Dìu đặc trưng cho tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, cũng tương tự như các dân tộc khác như dân tộc Dao có chữ Nôm Dao, dân tộc Tày có chữ Nôm Tày...

Ngoài hệ thống chữ tượng hình được sử dụng phổ biến để ghi lại các tri thức trong dân gian về tín ngưỡng, thơ ca, truyện thơ, tri thức dân gian về sức khỏe,... ngày nay, người Sán Dìu đã linh hoạt trong việc sử dụng hệ thống chữ Latinh để ký âm tiếng Sán Dìu. Đây cũng là một yếu tố giúp người Sán Dìu bảo tồn và phát huy tốt ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên cũng còn những hạn chế của việc ký âm mang tính tương đối và chưa có sự đồng thuận cao về cách ký âm chung của người Sán Dìu ở các địa phương.

1.3.2.4. Đặc điểm về tình hình sử dụng ngôn ngữ

Cũng như các cộng đồng dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, người Sán Dìu ở Thái Nguyên một mặt sử dụng tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình, mặt khác sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ giao tiếp chung của cả nước. Có thể thấy thực tế tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên tồn tại và được duy trì bởi sự công nhận về tính hợp pháp trên lãnh thổ và trên cơ sở các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy tiếng nói và chữ viết của cộng đồng DTTS tỉnh Thái Nguyên, đồng thời cũng do ý thức và thái độ sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng đó trong tương quan với tiếng phổ thông. Khi giao tiếp với những người thân trong gia đình nhìn chung cư dân các DTTS ở Thái Nguyên hầu như sử dụng tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên tình hình này cũng không phải tuyệt đối. Trong các gia đình cao tuổi thì việc sử dụng tiếng mẹ đẻ với người thân là đương nhiên, nhưng trong những gia đình có thành viên (ở

lứa tuổi Tiểu học, Trung học cơ sở) không biết nói tiếng mẹ đẻ thì không hẳn như vậy. Có thể nói hiện tượng người DTTS không nói được tiếng dân tộc mình xuất phát từ nhiều nguyên nhân: có trường hợp do gia đình cho con em đi học nhưng không thường xuyên cư trú ở cộng đồng; cũng có lí do về xu hướng tâm lí - xã hội của lớp trẻ ngày nay: các em thường sống trong những gia đình có cha mẹ làm việc trong các cơ quan nhà nước hay tham gia công tác xã hội, bận bịu với công việc nên bản thân các em được gửi đi học ở các trường nội trú ít người đồng tộc, thời gian tiếp xúc với những người trong gia đình ít vì thế các em không tạo được thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ dẫn đến nảy sinh tư tưởng ngại nói... Hơn nữa, những thông tin của xã hội luôn được cập nhật hằng ngày hằng giờ bằng tiếng Việt nên tâm lí của giới trẻ thích giao tiếp với cộng đồng bằng tiếng phổ thông hơn là việc trau dồi cho bản thân thứ tiếng của dân tộc mình nếu chỉ với mục đích giữ gìn bản sắc dân tộc.

Tiểu kết chương 1

Qua những vấn đề mang tính tổng quan liên quan đến luận văn, chúng tôi bước đầu đưa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, cảnh huống ngôn ngữ là một vấn đề đã được quan tâm nghiên

cứu từ lâu trong nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề này từ những góc độ khác nhau. Những công trình này đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số và là cơ sở cho việc thực hiện luận văn.

Thứ hai, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội được sử dụng xuyên suốt trong luận văn để nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ. Những khái niệm liên quan đề tài như cảnh huống ngôn ngữ, song ngữ, năng lực ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ được sử dụng trong luận văn đều được xác lập trên cơ sở lý luận của ngôn ngữ học xã hội.

Thứ ba, cảnh huống ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ - xã hội phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Đó là hiện tượng hai hay hơn hai ngôn ngữ tồn tại và sử dụng trong một cộng đồng ngôn ngữ.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CẢNH HUỐNG TIẾNG SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)