Số lượng các phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ Sán Dì uở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 53 - 57)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Số lượng các phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ Sán Dì uở Thái Nguyên

trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp

Cư dân DTTS ở Thái Nguyên hầu như ai cũng đều biết nghe tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số người DTTS không biết nói tiếng dân tộc mình. Khi tiến hành khảo sát một số con em người Sán Dìu ở huyện Phú

Lương độ tuổi dưới 20 chúng tôi nhận thấy có tình trạng không biết nói tiếng Sán Dìu. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao, chúng tôi đã nhận được những câu trả lời:

- “Nói tiếng Sán Dìu khó nên em nói tiếng Việt cho tiện”. - “Ở trường không có ai nói cả,em nói các bạn không ai hiểu”.

- “Gia đình ít khi giao tiếp bằng tiếng Sán Dìu nên khi thoát li đi học, đi làm tiếp xúc với tiếng Việt nhiều nên thế hệ trẻ nhiều người quên mất tiếng dân tộc mình”.

Qua đó có thể thấy môi trường có tác động quan trọng đến ngôn ngữ của mỗi thành viên trong cộng đồng người Sán Dìu. Trong các phạm vi giao tiếp khác nhau thì khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Kinh của người Sán Dìu cũng có sự khác nhau. Chúng tôi tiến hành khảo sát 185 phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên

STT Hoàn cảnh

Tiếng Sán Dìu Tiếng Việt Cả hai thứ tiếng

Số

lượng % Số lượng %

Số

lượng %

1 Trong bữa cơm 70 37,8 89 48,1 26 14,1

2 Cầu cúng, khấn vái 168 90,8 17 9,2

3 Họp bàn việc gia đình 45 24,3 78 42,2 62 33,5

4 Tức giận, cãi nhau 98 53 61 33 26 14

5 Mắng con cái 67 36,2 93 50,3 25 13,5

6 Trao đổi các vấn đề

chính trị, thời sự 17 9,2 125 67,6 43 23,2

Trong tất cả tình huống giao tiếp gia đình mà đề tài đặt ra, tỉ lệ người Sán Dìu sử dụng ngôn ngữ của họ chiếm tỉ lệ cao khi thực hiện nghi lễ cầu cúng, khấn vái, chiếm 90,8%. Với tình huống tức giận, cãi nhau thì có đến 53% người được hỏi cho biết họ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Tỉ lệ người dùng ngôn ngữ của mình cũng rất cao trong tình huống nói chuyện với người thân khi ăn cơm và khi quát mắng con cái. Mặt khác, kết quả trên cũng cho thấy việc thay đổi sử

dụng ngôn ngữ giữa tiếng Sán Dìu và tiếng Kinh trong các hoàn cảnh khác nhau của đồng bào Sán Dìu cũng rất linh hoạt, rất tự nhiên. Đồng bào đã lựa chọn hình thức ngôn ngữ phù hợp, dễ dàng hơn cả với nhu cầu diễn giải ở các hoàn cảnh khác nhau trong đời sống của mình. Với trường hợp người dân lựa chọn tiếng Việt nhiều hơn khi trao đổi các vấn đề mang tính chính luận, học hành, theo khảo sát của chúng tôi phần lớn là những người có trình độ học vấn cao và rơi vào nhóm nghề nghiệp học sinh, sinh viên hay giáo viên hoặc người làm công tác hành chính. Ở trường hợp này, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy khi dùng tiếng Việt người người Sán Dìu thường có ý thức lựa chọn để diễn đạt chính xác các thuật ngữ chính trị, hành chính. Mặt khác, nhiều cụm từ mang tính hành chính, chính trị như “ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân...” thì không có trong ngôn ngữ của người Sán Dìu mà dùng luôn từ tiếng Việt. Do vậy, phần lớn người Sán Dìu sử dụng tiếng Việt để trao đổi những vấn đề chính trị, thời sự.

Xét về góc độ tuổi tác, năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt của người Sán Dìu được phát triển theo tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi dưới 20 tỉ lệ sử dụng tiếng Việt cao nhất do môi trường trong gia đình đều sử dụng tiếng Việt hoặc bố và mẹ khác dân tộc. Khi đến trường tiếng Việt được đào tạo rộng và có hệ thống nên năng lực tiếng Việt của các em cũng khá thành thạo. Ví dụ: Chúng tôi đã tiến hành điều tra 95 em học sinh người Sán Dìu bậc trung học cơ sở thì thấy 100% các em có thể giao tiếp bằng tiếng Việt. Ở lứa tuổi cao hơn, năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt có sự chênh lệch giữa nói và nghe.

Bảng 2.5: Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên (theo độ tuổi)

Năng lực tiếng Việt Lứa tuổi

Nghe (%) Nói (%)

Không Kém Thạo Không Kém Thạo

Dưới 20 0 0 100 0 0 100

Từ 21 - 40 0 0 100 0 0 100

Từ 41 - 60 0 0 100 0 0 100

Từ 61- 70 0 0 100 0 0 100

Như vậy, ở lứa tuổi từ 21- 70, 100% người Sán Dìu có thể nghe và nói thành thạo tiếng Việt. Ở lứa tuổi trên 70 thì khả năng nói và nghe tiếng Việt của người Sán Dìu có kém hơn. Kết quả này đúng với thực tế phát triển hiện tại, rằng lớp trẻ được đến trường nhiều hơn, có trình độ học vấn cao hơn và cơ hội giao lưu, tiếp xúc nhiều hơn nên người có tuổi càng trẻ thì năng lực tiếng Việt càng cao và những người càng lớn tuổi thì khả năng tiếng Việt càng thấp. Đây cũng là tín hiệu vui cho sự phát triển kinh tế - xã hội của người người Sán Dìu ở Thái Nguyên.

Xét về góc độ xã hội - nghề nghiêp, năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt của người Sán Dìu có sự khác biệt khá rõ. Chúng tôi tiến hành khảo sát 185 người ở các nghề nghiệp khác nhau và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên

Đối tượng Tổng

số Nói % Nghe % Viết %

Học sinh, sinh viên 35 35 100 35 100 45 100

Nội trợ 45 45 100 41 91,1 32 71,1 Nghề nông 60 60 100 60 100 42 70 Công nhân 12 12 100 12 100 9 75 Giáo viên 7 7 100 7 100 7 100 Buôn bán 11 11 100 11 100 6 54,5 Lực lượng vũ trang 7 7 100 7 100 6 85,7 Cán bộ, công chức, viên chức 5 5 100 5 100 5 100 Nghỉ hưu 3 3 100 3 100 3 100 Tổng số 185 185 100 181 99,9 155 84

Số liệu trên cho thấy, nhìn chung khả năng sử dụng tiếng phổ thông của người Sán Dìu ở Thái Nguyên là khá cao và có sự khác biệt khá rõ giữa nhóm học sinh, giáo viên, cán bộ, người làm hành chính,nghỉ hưu,buôn bán với nghề nông, nội trợ. Điều này thể hiện ở số người DTTS tham gia hoạt động xã hội nhiều thì khả năng sử dụng tiếng Việt để giao tiếp tốt hơn và giảm dần ở những người Sán Dìu thuần nông nhất là những người chỉ làm công việc ruộng nương

và nội trợ. Từ những phân tích trên ta thấy được mối tương quan giữa nghề nghiệp và năng lực tiếng Việt. Nghề nghiệp là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực tiếng Việt của người Sán Dìu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 53 - 57)