Khái niệm năng lực ngôn ngữ và phương pháp xác định năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.5. Khái niệm năng lực ngôn ngữ và phương pháp xác định năng lực

(2012) có thể phân chia thái độ ngôn ngữ thành ba loại: Thái độ trung thành ngôn ngữ, thái độ kỳ thị ngôn ngữ và thái độ tự ti ngôn ngữ.

Thái độ trung thành ngôn ngữ là thái độ luôn hướng tới, bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình, quê hương mình. Thái độ trung thành đối với ngôn ngữ bắt nguồn từ việc giữa những con người với một dân tộc cảm thấy gắn bó với nhau thông qua ngôn ngữ chung của dân tộc mình - thứ ngôn ngữ bao hàm trong đó cả lịch sử, văn hóa và cách nhìn đối với thế giới của dân tộc đó. Việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình đã hình thành một áp lực cộng đồng. Cho nên, những ai không tuân thủ quy ước xã hội về việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc đó thì thường nhận được sự thờ ơ, lãnh đạm của cộng đồng...

Thái độ tự ti ngôn ngữ là thái độ mặc cảm về ngôn ngữ (hay phương ngữ) của dân tộc mình khi giao tiếp với những ngôn ngữ (hay phương ngữ) có số người sử dụng đông hơn, có lịch sử lâu dài và được lưu truyền sâu rộng hơn ngôn ngữ của mình. Thái độ tự ti về ngôn ngữ thường dẫn đến hai cách hành xử về ngôn ngữ:(1) Từ bỏ ngôn ngữ cao hơn;(2) Cố gắng học tập để nắm vững và biết cách sử dụng ngôn ngữ có uy tín hơn để sử dụng trong môi trường giao tiếp phù hợp.

Thái độ kỳ thị ngôn ngữ thường liên quan đến thái độ tự ti ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu tự ti ngôn ngữ có thể hình thành cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực thì kỳ thị ngôn ngữ lại chỉ biểu hiện ở xu hướng coi nhẹ, xem thường ngôn ngữ hoặc phương ngữ của cộng đồng khác, quá đề cao ngôn ngữ hay phương ngữ của cộng đồng, dân tộc mình.

1.2.5. Khái niệm năng lực ngôn ngữ và phương pháp xác định năng lực ngôn ngữ ngôn ngữ

Khái niệm “Năng lực ngôn ngữ” còn được gọi là “ngữ năng”, “ngôn năng” đã được Chomsky (1965) đưa ra với ý nghĩa là kiến thức của người nói -

người nghe về ngôn ngữ của mình trong sự đối lập với “Hành hiện ngôn ngữ”, “Ngữ hiện”, “Hành năng” được hiểu là thực tế sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống cụ thể. Năng lực này cũng được nhìn nhận như một hệ thống các quy tắc chi phối sự ngầm hiểu của các cá nhân về cái có thể hay không thể được chấp nhận trong ngôn ngữ mà họ sử dụng.

Năng lực ngôn ngữ (language competence) là “sự thể hiện bên trong, có tính chất trí tuệ, của ngôn ngữ, một cái gì đó tiềm tàng hơn là sự thể hiện. Khả năng như thế thường được quy cho hệ thống cơ bản, được suy ra từ sự

hành ngôn” [7, tr.32].

Colin Baker (2008) đã đưa ra hàng loạt khái niệm xung quanh vấn đề năng lực ngôn ngữ, như khả năng, thành tựu, năng lực, sự thành thạo, kỹ năng... và sự phức tạp trong phân biệt các khái niệm này phản ánh sự phức tạp trong việc đo lường năng lực ngôn ngữ. Hơn nữa,việc đo lường này còn phụ thuộc vào mục đích của nó: đo lường để làm gì? Có hàng loạt kiểu đo trình độ ngôn ngữ khác nhau như các bài kiểm tra dựa trên ứng xử ngôn ngữ, kiểm tra mức độ phức tạp của cấu trúc cú pháp. Ngoài ra, về mặt triển khai nghiên cứu, quy mô nghiên cứu cũng có tính quyết định. Các nghiên cứu lớn theo kiểu điều tra đại trà, đi kèm các đợt điều tra dân số, đòi hỏi sự quan tâm của nhà nước về vấn đề phân loại người song ngữ. Nếu số lượng các đối tượng không quá lớn, thì lý tưởng nhất là xác định năng lực qua việc tổ chức các kỳ thi kiểm tra trình độ thường thấy trên cơ sở một chuẩn đánh giá định sẵn. Một cách hỏi thường được các nhà nghiên cứu dùng là bảng hỏi điều tra trong đó người được hỏi sẽ nói về khả năng ngôn ngữ của mình. Do quy mô thực hiện đề tài mang tính cá nhân nên phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng hỏi được chọn ở luận văn. Trong bảng hỏi đã xác định các mức độ khác nhau của năng lực ngôn ngữ để người dân tộc thiểu số tự đánh giá. Mặt khác, chúng tôi cũng đánh giá năng lực ngôn ngữ của người phỏng vấn thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)