Đặc điểm của người Sán Dì uở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 46 - 49)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Đặc điểm của người Sán Dì uở Thái Nguyên

2.2.2.1. Xét từ góc độ số lượng và tên gọi

Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên tháng 4 năm 2009, dân số toàn tỉnh là 1.123.116 người, trong đó người Sán Dìu có 44.134 người, chiếm 3,92% dân số toàn tỉnh. Cộng đồng người Sán Dìu ở Thái Nguyên có tổ tiên xưa là người Quảng Đông (Trung Quốc). Hiện nay, Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìu nhất ở nước ta (29,95%). Họ có mặt ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố của Thái Nguyên. Đông nhất là huyện Đồng Hỷ (40,8%), tiếp đến là Phổ Yên, Phú Lương...

Về tên gọi: Người Sán Dìu tên tự nhận là San Déo Nhín, theo âm Hán Việt, San = Sơn; Déo = Dao; Nhín = Nhân. San Déo Nhín tức Sơn Dao Nhân. Đồng bào Sán Dìu còn có tên tự gọi nữa là San Déo Láo. Ngoài ra, dựa vào trang phục hay đặc điểm về nhà ở, canh tác mà người Sán Dìu còn được gọi bằng những tên khác như:

- Dựa vào trang phục truyền thống gọi là Mán Váy Xẻ, Mán Quần Cộc để phân biệt với Mán Quần Chẹt, Mán Quần Trắng - một tên gọi khác của nhóm Dao Quần Trắng và nhóm Dao Quần Chẹt.

- Dựa vào đặc điểm nhà ở: có tên Trại,Trại Đất tức nhà được xây tường bằng đất sống hay thưng ván, để phân biệt với Trại Cao là tên gọi một nhóm địa phương của dân tộc Cao Lan sống trong các ngôi nhà sàn bằng gỗ.

- Dựa vào sự kết hợp giữa nhà ở với đặc điểm canh tác: gọi là Trại Ruộng, tức người Sán Dìu ở nhà đất, làm ruộng.

- Dựa vào nhà ở và trang phục truyền thống: gọi là Trại Cốc, tức là người Sán Dìu mặc quần cộc và ở nhà đất tường trình…

Về phong tục tập quán: Nông nghiệp trồng trọt giữ vai trò hạt nhân trong hệ thống các hoạt động mưu sinh của họ. Bên cạnh đó, người Sán Dìu còn chăn nuôi và làm nghề thủ công để đảm bảo cuộc sống. Về trang phục của nam giới bao gồm khăn xếp hoặc khăn nhiễu quấn bên ngoài, búi tó trên đầu, áo ngắn, áo dài, quần, đai (dây) lưng. Nam giới thường mặc hai chiếc áo, áo trong màu trắng, áo ngoài màu nâu hoặc đen. Bộ trang phục của nữ giới gồm có: khăn đội đầu (bao thói), khăn vấn, yếm, áo đôi (háp sam) có áo trong (phạm sam chấy) và áo ngoài (sam chấy), dải váy (phác yếm tọi), dây lưng (thoi chấy), váy (khun), xà cạp (coặc sen). Phụ nữ Sán Dìu vấn tóc, đội khăn hình mỏ quạ hoặc đội khăn hình vuông tạo nên sự độc đáo, duyên dáng riêng. Khăn được làm bằng vải bông nhuộm chàm màu đen, mỗi cạnh dài 60cm.

Người Sán Dìu có nhiều dòng họ và họ quan niệm rằng chỉ cần đồng tộc cũng đủ để quý mến nhau và thết đãi như người anh em bằng cả tấm chân tình. Người Sán Dìu không quá đề cao vai trò của trưởng họ, trưởng tộc như một số dân tộc khác mà đề cao những vị cao niên, những người am hiểu phong tục tập quán và giàu kinh nghiệm sống, song vai vế tôn ti trong dòng họ vẫn được giữ nghiêm người trên kẻ dưới.

Các ngày lễ tết được phân bố theo thời gian trong năm. Do vậy, hầu như tháng nào trong năm đồng bào cũng có tết.

Về văn nghệ dân gian người Sán Dìu tự hào trong thời kỳ khó khăn thiếu thốn mọi bề, nhưng lời ca tiếng hát vẫn ngày ngày ngân vang trên nương, dưới những cánh đồng, trên rừng hay bên suối. Trong các cuộc vui như lễ tết, hội hè, đám cưới, mừng nhà mới… hát Soọng cô đã thấm sâu vào tâm khảm mỗi người bởi những câu hát mượt mà, thắm tình yêu quê hương đất nước,…

2.2.2.2. Xét về góc độ cư trú

Hiện nay, Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìu nhất ở nước ta (29,59%). Năm 1999 với 37.365 người (3,57%) họ đứng ở vị trí thứ tư trong các dân tộc của tỉnh và có mặt ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố của Thái Nguyên. Người Sán Dìu phân bố chủ yếu ở vùng bán sơn địa, đông nhất là

huyện Đồng Hỷ (40,8%) tiếp đến là Phổ Yên (21,8%), Phú Lương (12,2%), thành phố Thái Nguyên (9,2%) và ít nhất là huyện Định Hóa (0,09%). Năm 1960, người Sán Dìu có mặt ở 63/ 162 xã, phường của tỉnh trong đó huyện Đại Từ có 22 xã, huyện Đồng Hỷ có 21 xã, còn huyện Định Hóa và Võ Nhai không có xã nào có người Sán Dìu cư trú. Số xã có người cư trú chiếm tỉ lệ thấp (59/63 xã chỉ chiếm đến 40% dân số). Chỉ có 3 xã chiếm trên 40% dân số là Phúc Thuận (44,9%) huyện Phổ Yên, Phúc Thọ (48,5%) huyện Đại Từ và Quang Trung (69%) huyện Đồng Hỷ.

Bảng 2.2: Tỉ lệ dân số người Sán Dìu chia theo xã năm 1960 và 1999

TT Địa phương Số xã Đến 40% 41 - 60% 61 - 100% 1960 1999 1960 1990 1960 1990 1960 1990 Tổng số xã Số xã có người Sán Dìu cư trú Tổng số xã Số xã có người Sán Dìu cư trú Toàn tỉnh 162 63 180 154 59 151 3 2 1 1 T.P.Thái Nguyên 5 4 25 25 4 25 0 0 0 0 Tx. Sông Công - - 9 9 - 9 - 0 -0 0 Định Hóa 23 0 24 14 0 14 0 0 0 0 Đại Từ 31 22 31 28 21 28 1 0 0 0 Phú Lương 15 10 16 16 10 16 0 0 0 0 Võ Nhai 19 0 15 12 0 12 0 0 0 0 Đồng Hỷ 29 21 20 20 19 18 1 1 1 1 Phú Bình 23 2 22 15 2 14 0 1 0 0 Phổ Yên 17 4 18 15 3 15 1 0 0 0

Năm 1999, người Sán Dìu có mặt ở 154/182 xã phường của Thái Nguyên, dân số Sán Dìu ở mỗi xã vẫn chiếm tỉ lệ thấp, có 151/154 xã chiếm tỉ lệ từ 0,01 đến 40%, còn lại 3 xã chiếm tỉ lệ hơn 40% là Nam Hòa (61,6%), Tân Lợi (42,5%) thuộc huyện Đồng Hỷ và Bàn Đạt (41,3%) huyện Phú Bình.

Bảng số liệu 2.2, cho thấy sự phân bố không đồng đều của người Sán Dìu giữa các xã. Người Sán Dìu không chỉ cư trú xen cư cùng các dân tộc khác trong phạm vi xã, huyện, tỉnh mà còn trong cả phạm vi xóm bản. Bảng số liệu

cho thấy người Sán Dìu cư trú ở hầu hết các xã thuộc huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương… tuy nhiên tập trung nhất vẫn là xã Nam Hòa, Bàn Đạt, Tân Lợi đặc biệt là xã Nam Hòa thì gần như 100% dân số là người Sán Dìu. Mức độ phân bố dân cư không đồng đều như trên đã ảnh hưởng tới sự phân bố và sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu trong tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)