Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng tại một số NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 43 - 47)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng tại một số NHTM Việt Nam

1.4.1.1. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng của HD Bank

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tƣợng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá

đƣợc chất lƣợng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng nhƣ lƣợng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lƣợng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 1%/năm

Đồng thời, HDBank đã xây dựng đƣợc khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.4.1.2. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng của Vietinbank

Trƣớc xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thƣơng mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tƣợng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM….

Bƣớc phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trƣờng kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phƣơng pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tƣ duy bao cấp sang tƣ duy tín dụng thị trƣờng. Theo đó tín dụng đã hƣớng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi

nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mƣu ban hành chính sách tín dụng đƣợc tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trƣởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trƣởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tƣợng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã đƣợc thiết lập, có ƣu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phƣơng án, dự án kinh doanh, tăng cƣờng biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đến nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập, đáp ứng đƣợc các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tƣợng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay…. đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tích cực. Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao và trở thành một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạ động tín dụng đƣợc diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng nhƣ các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng đƣợc hƣởng lợi các sản phẩm tín dụng nhƣ nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị đƣợc quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trƣờng, chất lƣợng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của ngƣời đƣợc uỷ quyền.

1.4.1.3. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng của VIB

Tại VIB, cơ cấu quản trị đƣợc xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lƣợc và Ban điều hành là ngƣời thực thi chiến lƣợc, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập nhƣ Ủy ban tín dụng độc lập, đƣợc Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững đƣợc tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lƣợng tín dụng tại VIB.

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thƣờng phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhƣng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh - Đơn vị quản lý - Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cƣờng vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ

thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra nhƣ: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà không ảnh hƣởng đến chất lƣợng rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)