Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 109 - 113)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ

4.2.3.1. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt dộng kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những nă m gần dây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Agribank đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng nhƣ xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhƣng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Ðặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội

dung phản ánh, ít có tính dự báo, đƣa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh đƣợc đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phƣơng. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chƣa cao và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng ngừa rủi ro.

Thứ nhất, cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng

- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Chi nhánh cần tổng hợp và đƣa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh đƣợc đặt ra trong môi trƣờng hội nhập.

- Chi nhánh cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Trên cơ sở mô hình tổ chức hƣớng đến khách hàng đã đƣợc triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần đƣợc tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Ðồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đƣa ra các quyết định đúng đắn.

Trong điều kiện các chƣơng trình hỗ trợ thông tin về khách hàng của chƣơng trình Siverlake còn nhiều hạn chế, Chi nhánh cần thiết lập các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin về khách hàng (doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, tình trạng nợ), phân loại nợ tự động để đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý thông tin đƣợc nhanh nhạy, chính xác.

Thứ hai, cập nhật và bổ sung thuờng xuyên cẩm nang tín dụng

Cẩm nang tín dụng hƣớng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt dộng tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến dộng và cần cập nhật một cách kịp thời. Năm 2010 Ngân hàng Agribank đã thực hiện rà soát và sửa đổi hoàn thiện cẩm nang tín dụng để nâng cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Từ đó đến nay, mặc dù đã có nhiều thay đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng mới,… nhƣng vẫn chƣa có sự cập nhật và thay đổi, bổ sung kịp thời. Ðiều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các vấn đề mới trong nghiệp vụ tín dụng của cán bộ. Do đó cần thực hiện việc rà soát, tái bản có điều chỉnh cẩm nang tín dụng, có thể 2 năm một lần để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

4.2.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ một ngân hàng nào thì vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ công tác tín dụng thì yêu cầu ngƣời cán bộ tín dụng phải có những kiến thức sâu rộng về các vấn đề sau:

- Các loại hình tín dụng (tín dụng khách hàng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán, tín dụng tiêu dùng…), đặc trƣng của từng loại hình tín dụng, những loại rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, và những điều kiện gắn liền với các loại hình tín dụng đó.

- Chu trình cấp tín dụng từ khâu nhận hồ sơ, phê chuẩn tín dụng, giải ngân tín dụng đến khâu giám sát các khoản tín dụng sau khi cho vay.

- Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tƣ, đánh giá khách hàng.

- Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, cách thức phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

- Kiến thức về kinh tế, luật pháp và các chính sách liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm, phát mại tài sản… ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của các cán bộ làm công tác tín dụng. Chi nhánh nên áp dụng chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lƣơng, tiền thƣởng, hệ số tiền lƣơng…Do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro cần phải có chế độ tiền lƣơng đặc biệt để khuyến khích ngƣời làm công tác tín dụng, tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Những cán bộ tín dụng vi phạm quy chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, làm thất thoát vốn nhà nƣớc phải xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với cán bộ thoái hóa, biến chất. Những cán bộ tín dụng có đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, có khả năng tiếp thị kinh doanh tốt, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng thì có chế độ khen thƣởng nhƣ tăng lƣơng trƣớc hạn…Bên cạnh đó, chi nhánh cần thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến tƣ tƣởng cho cán bộ tín dụng để mọi ngƣời hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.

- Công tác đào tạo cán bộ của chi nhánh cần tập trung vào một số vấn đề nhƣ sau: Tăng cƣờng hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức đào tạo này nhằm làm cho cán bộ tín dụng nắm bắt đƣợc một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn nhƣ: tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, thảo luận các vƣớng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tránh sự tụt hậu

trƣớc sự thay đổi của cơ chế thị trƣờng, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)