Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 72 - 75)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Tình hình nợ quá hạn

Bảng 3.4: Số liệu thống kê nợ quá hạn 2012 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng Nợ quá hạn Năm 2012 Năm 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng % Giátrị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Dƣ nợ nhóm 2 91,673 99,0 35,589 97,78 22,271 79,84 Dƣ nợ nhóm 3 656 0,71 692 1,90 2,365 8,48 Dƣ nợ nhóm 4 111 0,12 74 0,2 2,443 8,76 Dƣ nợ nhóm 5 163 0,18 42 0,12 814 2,92 Cộng nợ quá hạn 92,603 100 36,397 100 27,893 100 Cộng nợ xấu 930 808 5,622 Tổng dƣ nợ 539,014 630,369 669,181 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 17,18 5,77 4,17 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,15 0,15 0,84

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Thủy các năm 2012-2014)

Qua bảng ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn lớn nhất năm 2012, trong đó nợ nhóm 2 là chủ yếu, chiếm trên 90% tổng dƣ nơ quá hạn, đây là nhóm đủ chuẩn, nên mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn cao nhƣng không quá lo ngại. Diễn biến nợ quá hạn của chi nhánh tăng đột biến trong năm 2012, là do các năm trƣớc là những năm khó khăn với nền kinh tế, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong hoạt động SXKD và phần lớn số nợ này đã đƣợc giải quyết trong năm 2013, do đó nợ quá hạn kéo sang năm 2014.

Tuy nhiên thì tình hình nợ xấu của Ngân hàng lại có xu hƣớng tăng. Trong nhóm nợ xấu, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là nhóm 4 và 5. Trong 2 năm đầu 2012 và 2013 tỷ lệ này giảm. Cụ thể: năm 2012 là 930 triệu đồng, chiếm 0,17% tổng dƣ nợ. Năm 2013 là 808 triêu đồng, chiếm 0,13% tổng dƣ nợ giảm so với năm 2012 là 122 triệu đồng, tốc độ giảm là 13,1%. Sang năm 2014, nợ xấu đã tăng lên thành 5,622 triệu đồng, chiếm 0.84% tổng dƣ nợ. Mặc dù tỷ lệ này không cao nhƣng có sự tăng nhƣ vậy là do Ngân hàng chƣa có biện pháp mạnh trong thu hồi nợ, đã có sự chây ỳ trả nợ của khách hàng.

Tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao, điều này cho thấy hoạt động của các đơn vị, cá nhân là rất khó khăn, dòng vốn huy động nóng, ngắn chi phối, các đơn vị luôn rơi vào tình trạng mong manh giữa nợ quá hạn và nợ xấu. Do Ngân hàng đã cho vay chủ yếu dựa vào hình thức có đảm bảo, và định giá tốt các bất động sản, cùng tỷ lệ cho vay thấp nên nợ xấu đã đƣợc khống chế. Tuy nhiên nó cho thấy mức độ rủi ro tiềm tàng là tƣơng đối cao, đặc biệt nếu khó khăn kéo dài, sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân không trả đƣợc nợ.

Bảng 3.5. Nợ quá hạn các năm 2012 - 2014 theo thời hạn vay

Đơn vị: Triệu đồng Nợ quá hạn Năm 2012 năm 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng % Ngắn hạn 90,500 97,73 35,177 96,65 26,795 96,06 Trung và dài Hạn 2,103 2,27 1,220 3,35 1,098 3,94 Cộng 92,603 100 36,397 100 27,893 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ các năm 2012 - 2014)

Trong khoản mục cho vay theo thời hạn vay, dƣ nợ ngắn hạn từ năm 2012 đến năm 2014 có xu hƣớng giảm về mặt tỷ trọng tuy nhiên mức độ giảm

không nhiều, dƣ nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dƣ nợ là hơn 60% tổng dƣ nợ. Điều đó tƣơng đƣơng dƣ nợ trung và dài hạn có xu hƣớng tăng nhẹ và chiếm tỷ trọng vẫn còn nhỏ hơn dƣ nợ ngắn hạn. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn (trên 95%). Nợ quá hạn trung và dài hạn rất thấp (Dƣới 4%) cho thấy chi nhánh đã thẩm định, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng rất tốt đối với các khoản nợ trung và dài hạn. Tỷ lệ tăng, giảm dƣ nợ này cho thấy chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn.

Bảng 3.6. Nợ quá hạn các năm 2012 - 2014 theo các thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng Thành phần kinh tế Năm 2012 Năm 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1. DNNQD 5,400 5,83 4,100 11,26 4,600 16,49 2. HGĐ& cá thể 87,203 94,17 32,297 88,74 23,293 83,51 Cộng 92,603 100 36,397 100 27,893 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ các năm 2012 - 2014)

Xét về tốc độ tăng, giảm thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ lệ tăng, giảm không đáng kể. Năm 2013 là 4,100 triệu đồng, giảm 1,300 triệu đồng, tốc độ giảm là 24,07% so với năm 2012. Năm 2014 là 4,6 triệu đồng, tăng 500 triệu đồng, tốc độ tăng là 12,2% so với năm 2013. Nguyên nhân làm nợ quá hạn của thành phần kinh tế này tăng lên là do nền kinh tế có nhiều biến động nhƣ xăng dầu tăng giá ảnh hƣởng đến vận tải, chi phí đầu vào, một số doanh nghiệp tài chính yếu kém, không có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng dẫn đến làm ăn thua lỗ sinh ra nợ quá hạn.

Đối với thành phần kinh tế hộ gia đình và cá thể: Qua bảng số liệu ta thấy hầu nhƣ nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm qua tập trung chủ

yếu vào đối tƣợng này. Mặc dù nợ quá hạn của hộ gia đình và cá thể có giảm dần nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2013 là 32,297 triệu đồng, giảm 54,906 triệu đồng, tốc độ giảm là 62,96% so với năm 2012. Năm 2014 là 23,293 triệu đồng, giảm 9,004 triệu đồng, tốc độ giảm là 27,88% so với năm 2013. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của đối tƣợng này trong những năm qua chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thƣờng không lớn, do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lƣợng khách hàng lớn, không thể kiểm soát hết đƣợc việc sử dụng vốn của đối tƣợng này, dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa, vốn tự có của đối tƣợng này không cao do vậy mà số tiền vay Ngân hàng hầu nhƣ là đầu tƣ hết vào việc sản xuất, không có nguồn thu nhập phụ nếu nhƣ bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, dịch bệnh gây mất mùa, hoặc biến động về giá trị vật nuôi trên thị trƣờng không tìm đƣợc nguồn tiêu thụ thì họ sẽ không có tiền để trả Ngân hàng do vậy mà nợ quá hạn của đối tƣợng này cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)