5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Nhóm giải pháp xử lý rủi ro xảy ra
Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với những thông tin bất cân sứng trong nền kinh tế thị trƣờng. Vì thế khi rủi ro xảy ra các ngân hàng cho vay phải có biện pháp khắc phục để hoạt động kinh doanh của mình đƣợc tiếp diễn. Các biện pháp đó là:
Thứ nhất, tăng cường xử lý nợ xấu
- Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ. Để việc xử lý nợ xấu đƣợc kịp thời, đạt đƣợc hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thƣờng xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong cho vay.
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp: Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp thích hợp đôn đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay ngân hàng trong thời gian ngắn nhất.
- Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và phƣơng án trả nợ cơ cấu khả thi: Đối với khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhƣng chƣa phải là bất khả kháng, KH còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng và NH có đủ thông tin để đánh giá KH có khả năng phát triển trong tƣơng lai, thì NH có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho KH nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho KH có đƣợc cơ hội để tiếp tục SXKD và có nguồn thu để trả nợ cho NH.
- Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và có hiệu quả: Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong trƣờng hợp có rủi ro xảy ra, NH cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD.
- Phân loại nợ và có hƣớng xử lý đối với các khoản nợ xấu. Cụ thể: + Đối với các khoản vay chuyển nợ quá hạn do khách hàng gặp khó khăn tài chính, Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với khách hàng khi khách hàng đƣa ra phƣơng án kinh doanh hợp lý, có khả năng thay đổi tình hình hiện tại để tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng.
+ Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo: Chi nhánh có thể xử lý tài sản đảm bảo bằng biện pháp thu hồi tài sản, cho thuê tài sản, liên doanh hoặc góp vốn bằng chính tài sản đó để trừ nợ, bán nợ cho công ty mua bán nợ.
+ Đối với những khách hàng cố ý chây ỳ có thể sử dụng phƣơng pháp kiện ra tòa để xử lý
+ Bán các khoản nợ xấu: Đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi đƣợc xử lý bằng việc tham gia thị trƣờng mua bán nợ, ngân hàng có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác theo quy định hiện hành.
+ Xóa nợ: Đây là giải pháp sau cùng trong tất cả các giải pháp xử lý nợ để làm sạch bảng tổng kết tài sản NH cho các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Thứ hai, phân tán rủi ro bằng cách sử dụng công cụ bảo hiểm tiền vay, tài sản bảo đảm hoặc đa dạng hóa trong việc cấp tín dụng và cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng khác
Đối với việc sử dụng công cụ bảo hiểm tiền vay
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất
khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro tín dụng Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tƣ), bảo hiểm hàng hóa… Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã đƣợc cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.
Đối với việc sử dụng công cụ tài sản đảm bảo tiền vay
Hoàn thiện về mặt pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử lý một số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng, không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khó khăn (cơ quan công chứng không chịu công chứng hợp đồng, ngƣời mua e ngại…). Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên không đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xƣởng, công trình trên đất), ngân hàng không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn về thủ tục…nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xƣởng, công trình xây dựng trên đất thế chấp tại Chi nhánh chƣa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó hồ sơ bảo đảm tiền vay không đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ. Ðể giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ so pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.
Đa dạng hóa trong việc cấp tín dụng và cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng khác
Một trong những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng là đa dạng hóa lĩnh vực đầu tƣ. Trƣớc hết là đối với lĩnh vực tín dụng, Chi nhánh cần đa dạng hóa loại hình cấp tín dụng, đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm, thời hạn nhằm
phân tán rủi ro tín dụng. Mặt khác, xu hƣớng của các ngân hàng hiện đại ngày nay là đa dạng hóa đầu tƣ vào cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, nên Chi nhánh cần phát triển các hoạt động kinh doanh khác nhƣ cung ứng các sản phẩm phi tín dụng: dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ cho thuê két sắt, quản lý dòng ngân lƣu,…..
Một giải pháp khác trong nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, đó là Chi nhánh có thể thực hiện cho vay đồng tài trợ. Vay đồng tài trợ là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của hai hay nhiều tổ chức tín dụng mà trong đó Agribank làm đầu mối hoặc là thành viên cho một hoặc một phần dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tƣ phát triển và đời sống. Sử dụng hình thức này, Chi nhánh có thể khắc phục nhƣợc điểm về năng lực cấp tín dụng bằng các đồng tài trợ với các NH khác. Đặc biệt, Chi nhánh còn có thể tiếp cận với năng lực quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng lớn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việc nhiều ngân hàng cùng cho vay sẽ giúp chia sẻ tổn thất khi RRTD xảy ra.