5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đƣợc tái lập từ ngày 01/09/1999, Thanh Thuỷ gồm 15 đơn vị hành chính là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 50km; giáp Thủ đô Hà Nội mở rộng, cách thị xã Hoà Bình 20km; Về địa giới hành chính, phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Nam và Tây giáp huyện Thanh Sơn, phía Đông giáp sông Đà và huyện Ba Vì (Hà Nội).
Huyện Thanh Thuỷ nằm dọc theo bờ tả sông Đà với tổng chiều dài là 32,5km; Tuy là một huyện miền núi, song Thanh Thuỷ có vị trí rất thuận lợi về giao thông (cả về đƣờng bộ lẫn đƣờng thuỷ) mở ra khả giao lƣu văn hoá, kinh tế với các huyện của tỉnh Phú Thọ, với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.
Huyện Thanh Thuỷ có diện tích tự nhiên là 12.510,42 ha, đứng thứ 11 và chiếm 3,54% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Phú Thọ. Trong đó, đất nông nghiệp 7942,02 ha, đất phi nông nghiệp 3.717,54 ha và đất chƣa sử dụng 850,86 ha. Đất của huyện Thanh Thuỷ gồm hai loại: đất đồng bằng và đất đồi núi, đất đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, còn đất đồi núi chủ yếu là đất nâu.
Thanh Thủy thuộc về tiểu vùng trung du của tỉnh Phú Thọ. Với kết cấu địa lý, độ dốc từ Tây sang Đông, Địa hình của Thanh Thuỷ chia làm hai dạng chủ yếu:
Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất khá bằng phẳng, nằm dọc
rất thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày.
Địa hình đồi núi: Chủ yếu là núi thấp và đồi, gò có độ cao dƣới 400m,
và có độ dốc từ 8-25o, địa hình này tập trung ở các xã phía Tây của huyện. Đất đồi núi của huyện Thanh Thuỷ thích hợp cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.
Huyện Thanh Thủy có đặc điểm tự nhiên tƣơng đối thuận lợi, ảnh hƣởng rất nhiều đến đặc điểm kinh tế xã hội của vùng.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ có hai nguồn khoáng sản có trữ lƣợng tƣơng đối lớn là cao lanh, penpat, quặng sắt ở các xã Tân Phƣơng, La Phù, Đào Xá, Sơn Thuỷ với diện tích 38,28 ha và chất lƣợng khoáng sản đƣợc đánh giá là khá tốt. Đặc biệt nguồn nƣớc khoáng nóng ở các xã Bảo Yên, La Phù. Đây là nguồn nƣớc vận động theo các khe đứt gãy sâu dƣới lòng đất tạo thành nƣớc khoáng sunlpát nóng dọc theo sông Đà với diện tích trên 1km2, trữ lƣợng gần 20 triệu m3
có nhiệt độ từ 37-45oC với các chất nhƣ Natri, Canxi, Magie đặc biệt có nhiều hàm chất Radon rất phù hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khoẻ và chữa bệnh (theo đánh giá thì đây là mỏ nƣớc khoáng tốt nhất cả nƣớc). Bên cạnh đó, đất sét ở Đào Xá và cát ở Sông Đà cũng là nguồn tài nguyên dồi dào của Huyện.
Giao thông thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ có hệ thống giao thông khá tốt, đặc biệt là giao thông đƣờng bộ. Hiện tại trên địa bàn huyện có 52km đƣờng tỉnh lộ rải nhựa chạy qua (đƣờng 316, 316b và 317, 317b, 317c); Có 70 km đƣờng huyện lộ, trong đó có 45 km đã đƣợc rải nhựa; có 95 km đƣờng liên thôn và nội thôn, một phần quan trọng cũng đã đƣợc bê tông hoá hoặc nhựa hoá; có 507 km đƣờng thôn xóm nội đồng, trong đó có 89 km đạt tiêu chuẩn đá dăm và cấp phối. Mạng lƣới giao thông trên địa bàn khá thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân, cũng nhƣ việc giao lƣu kinh tế giữa các xã trong huyện và giữa huyện với bên ngoài. Ngoài đƣờng bộ, Thanh Thuỷ còn
có giao thông đƣờng thuỷ khá thuận lợi. Do có sông Đà chảy dọc theo chiều dài của huyện, nên giao thông đƣờng thuỷ cũng đã đƣợc đầu tƣ phát triển. Trên địa bàn huyện đã hình thành 10 bến đò qua lại hai bên sông và một số bến bốc dỡ hàng hoá ven sông Đà. Tuy các bến qui mô còn nhỏ và trang thiết bị còn thiếu, nhƣng nó cũng đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hoá của ngƣời dân trên địa bàn.
Thƣơng mại du lịch: Nằm ở vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội, Hoà Bình và các tỉnh miền Tây Bắc, cộng với địa hình đồi núi, đồng bằng, bãi bồi và sông đã tạo nên cho Thanh Thuỷ một phong cảnh khá đẹp và thơ mộng với các rừng cây, ruộng lúa, bãi ngô xanh biếc. Thêm vào đó, với bề dày lịch sử truyền thống của mình, huyện Thanh Thuỷ có 26 di tích lịch sử đƣợc xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia là: Tƣợng đài chiến thắng Tu Vũ, Đình Đào Xá, Đền Tam Công, đền Lăng Sƣơng cùng nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc nhƣ rƣớc voi, lễ hội cồng chiêng. Đặc biệt là mỏ nƣớc khoáng nóng đã tạo cho Thanh Thuỷ trở thành một khu du lịch hấp dẫn thu hút đƣợc nhiều khách tới thăm quan và nghỉ dƣỡng.
Do có điều kiện tƣơng đối thuận lợi, đặc biệt là có khu du lịch nƣớc khoáng nóng nên hệ thống các cơ sở kinh doanh thƣơng mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ phát triển khá nhanh, nhất là ở các xã Bảo Yên, thị trấn Thanh Thủy, Hoàng Xá, Yến Mao, Thạch Đồng, Đào Xá.
Cùng với hệ thống các cơ sở kinh doanh thƣơng mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn, thì hệ thống chợ nông thôn cũng đã đƣợc quy hoạch và xây dựng ở các xã trong huyện.
Y tế Giáo dục: Có 85 % hộ gia đình sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh, huyện có 1 trung tâm y tế và 01 bệnh viện đa khoa, đến nay mỗi trạm xá trong huyện đều có 1 bác sỹ, 15 trạm đƣợc kiên cố hoá. Huyện Thanh Thủy đã hoàn
thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, hơn 100% trƣờng lớp đƣợc kiên cố cao tầng, kiến thức của ngƣời dân ngày càng cao.
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (viết tắt là NHNo&PTNT) huyện Thanh Thủy đƣợc tái lập theo Quyết định số 1103/NH ngày 24/12/1990 của NHNo Việt Nam. NHNo&PTNT huyện Thanh Thủy có trụ sở chính đóng tại Thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Tiền thân là PGD La Phù thuộc NHNo&PTNT huyện Tam Thanh cũ, Đến ngày 01/10/1999 NHNo&PTNT huyện Thanh Thủy đƣợc tái lập khi mà huyện Tam Thanh đƣợc tách ra thành hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy. Và đƣợc nâng cấp lên chi nhánh cấp II đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Thanh Thủy (Nay là Ngân hàng loại III)
Từ ngày 01/10/1999 đến nay NHNo&PTNT huyện Thanh Thủy đƣợc chính thức hoạt động kinh doanh với danh nghĩa là chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Thủy hạch toán trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ. Có quyền tự chủ trong kinh doanh theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam, có con dấu riêng, có bảng cân đối tài sản theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với NHNo tỉnh. Từ ngày thành lập đến nay, NHNo%PTNT huyện Thanh Thủy nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong xây dựng và đổi mới đất nƣớc, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn cho huyện nhà. NHNo&PTNT huyện Thanh Thủy đã nhanh chóng khai thác các nguồn vốn để đầu tƣ cho các thành phần kinh tế, trƣớc hết là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn. Nhờ có đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết với nghề cùng với quyết sách táo bạo, sáng suốt của ban lãnh đạo Ngân hàng mà trong suốt thời gian hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Thủy luôn hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, là lá cờ đầu của tỉnh, xứng đáng là ngƣời bạn tin cậy của mọi ngƣời dân và mọi tổ chức kinh tế của huyện nhà.
Để đứng vững, tồn tại và không ngừng phát triển từ khi mới thành lập cho đến nay NHNo&PTNT huyện Thanh Thủy đã chủ động mở rộng mạng lƣới hoạt động, tăng thêm 02 phòng giao dịch về các xã trọng điểm, có tiềm lực phát triển, đó là phòng giao dịch Hoàng Xá, phòng giao dịch Trung Nghĩa nhằm giao dịch và đáp ứng tối đa nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện.
Là một Ngân hàng có quy mô hoạt động chƣa lớn, nhân sự còn hạn chế, bởi vậy phƣơng châm hoạt động của Ngân hàng là gọn nhẹ, hiệu quả và an toàn. Chính phƣơng châm này đã giúp chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Thủy tự hoàn thiện mình và luôn có đƣợc những kinh nghiệm mới, vận dụng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để chi nhánh ngày càng phát triển và kinh doanh có lãi.