5. Bố cục của luận văn
3.4.1. Nhân tố khách quan
- Tác động tích cực:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm 2012 - 2014 vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Thanh Thủy luôn đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Thủy luôn đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong huyện; cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng các xã; các khu dân cƣ trên địa bàn.
Qua nhiều năm hoạt động đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Thủy đã đạt đƣợc một số thành tựu không ngừng lớn mạnh về quy mô. Hoạt động Tín dụng, Nguồn vốn, dịch vụ thanh toán... liên tục tăng trƣởng, chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ ngày càng cao, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hoàn thiện đã tạo lập đƣợc uy tín với khách hàng, và lợi thế trong kinh doanh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định. Là địa bàn có nhiều thế mạnh trong phát triển nông lâm nghiệp cũng nhƣ thƣơng mại, dịch vụ. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Đó chính là tiềm năng và cơ hội để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy luôn tăng trƣởng và phát triển ổn định, có hiệu quả, bền vững. Nghị định 41 của Chính phủ tiếp tục đƣợc triển khai, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân thông qua việc tổ chức họp BCĐ vay vốn, họp với khu dân cƣ các xã trong huyện cùng với những thay đổi trong cơ chế của NH theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đó là một trong những nguyên nhân phát triển đƣợc thị trƣờng tín dụng.
Các đề án do NHNo tỉnh Phú Thọ xây dựng đƣợc vận dụng khai thác ngày càng hiệu quả, trở thành sƣớng sống để chi nhánh đề ra giải pháp của mình đúng định hƣớng, phù hợp với thực tế.
- Tác động tiêu cực:
Trong năm 2012 - 2014 vừa qua tình hình kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Thủy cũng chịu những ảnh hƣởng, khó khăn nhất định. Hiện tại kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhƣng sức mua của thị trƣờng còn hạn chế, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho lớn.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản rất khó khăn về vốn, ít dự án mới; nợ cũ đƣợc thanh toán chậm đã tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán vốn vay Ngân hàng. Sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện bị ảnh hƣởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Mặt khác giá cả thị trƣờng luôn biến động, gây khó khăn cho SXKD, tiêu dùng và đời sống của nhân dân. Ngay đầu năm tiền gửi Kho Bạc giảm sâu, tiền gửi bảo hiểm, Cty chè Phú Đa hầu nhƣ không có.
Mặt khác, Ngân hàng Nhà nƣớc liên tục giảm lãi suất huy động nên công tác huy động vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, do lãi suất thấp không hấp dẫn ngƣời gửi tiền.
Đánh giá rủi ro tín dụng qua điều tra khách hàng
Rủi ro tín dụng do tác động môi trƣờng bên ngoài: bao gồm các nguyên nhân sau:
- Do sự tác động của môi trƣờng tự nhiên
- Do sự biến động của thị trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp giá xăng , điện và giá vật liệu.
Qua khảo sát lấy phiếu điều tra của 100 khách hàng đang quan hệ với Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy về chất lƣợng rủi ro tín dụng:
Bảng 3.11. Rủi ro do tác động từ môi trƣờng bên ngoài
STT Chỉ tiêu Công ty TNHH, CP n=50 Hộ tƣ nhân n=50 Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%)
1 Ảnh hƣởng từ bão lũ 5 10.0 4 8.0 2 Ảnh hƣởng từ dịch bệnh 4 8.0 6 12.0 3 Ảnh hƣởng do tăng giá xăng 9 18.0 3 6.0 4 Ảnh hƣởng do giá vật liệu tăng 8 16.0 20 40.0 5 Ảnh hƣởng do giá bán giảm 19 38.0 15 30.0 6 Ảnh hƣởng do luật thay đổi không kịp
thích ứng
5 10.0 2 4.0
Tổng 50 100 50 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)
Qua kết quả khảo sát điều tra nói trên cho thấy, khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy phần lớn là khách hàng vay sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nên bị ảnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên lớn, bão lũ, dịch bệnh, giá cả leo thàng, nguyên vật liệu đầu vào và giá bán giảm do không cạnh tranh đƣợc với hàng ngoại nhập. Đây là cơ sở đánh giá quan trọng để giúp Chi nhánh có căn cứ đƣa ra các giải pháp tránh rủi ro tín dụng hơn nữa nhằm thỏa mãn tốt nhất tất các các nhu cầu của khách hàng khi giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy.
Rủi ro từ phía khách hàng
Bảng 3.12 Đánh giá rủi ro tín dụng từ phía khách hàng
STT Chỉ tiêu Công ty TNHH, CP n=50 Hộ tƣ nhân n=50 Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 1 Cố ý không trả nợ 0 - 0 - 2 Do không trả đƣợc nợ
+ Do sử dụng vốn sai mục đích. + Do kinh doanh thua lỗ
+ Do quản lý kém 10 20 20 20 40 40 15 30 5 30 60 10 Tổng 50 100 50 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)
Trong thời gian vừa qua với diễn biến của thị trƣờng vô cùng phức tạp và diễn biến khó lƣờng, chịu sức ép từ thị trƣờng. Chi nhánh đã luôn chủ động cán bộ tín dụng tới kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và để nắm bắt đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của khách hàng về chiến lƣợc kinh doanh tránh tình trạng làm liều vƣợt tầm kiểm soát của khách hàng. Trong những năm vừa qua chi nhánh cũng đã xảy ra tình trạng cho vay vốn khách hàng đã sử dụng vốn vay sai mục đích nhƣng xảy ra phần lớn ở các công ty, doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ, nên các doanh nghiệp chuyển đổi mục đích kinh doanh, loại hình kinh doanh…
Bên cạnh đó việc đa dạng hóa các loại sản phẩm cho vay cũng chƣa thực sự đƣợc khách hàng hài lòng so với các tiêu chí khác, đây cũng chính là vấn đề mà ngân hàng cần trú trọng quan tâm hơn trong thời gian tới đây.