Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 65 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 3.2: Dƣ nợ cho vay tại chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 539,014 100 630,369 100 669,181 100 Theo kỳ hạn nợ 539,014 100 630,369 100 669,181 100 -Dƣ nợ ngắn hạn 337,550 62,62 392,571 62,28 403,808 60,34 -Dƣ nợ trung & dài hạn 201,464 37,38 237,798 37,72 265,373 39,66

Theo TPKT 539,014 100 630,369 100 669,181 100

-Dƣ nợ DNNN 0 0 0 0

-Dƣ nợ cá thể, HGĐ 493,547 91,56 576,564 91,46 604,507 90,34

Theo loại tiền tệ 539,014 100 630,369 100 669,181 100

-Dƣ nợ nội tệ 539,014 100 630,369 100 669,181 100 -Dƣ nợ ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 Theo lĩnh vực 539,014 100 630,369 100 669,181 100 -Dƣ nợ NN NT 539,014 100 630,369 100 669,181 100 Theo loại nợ 539,014 100 630,369 100 669,181 100 -Dƣ nợ nhóm 1 446,411 82,82 593,972 94,23 641,288 95,83 -Dƣ nợ nhóm 2 91,673 17,01 35,589 5,65 22,271 3,33 -Dƣ nợ nhóm 3 656 0,12 692 0,11 2,365 0,35 -Dƣ nợ nhóm 4 111 0,02 74 0,01 2,443 0,37 -Dƣ nợ nhóm 5 163 0,03 42 0,01 814 0,12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ các năm 2012 - 2014)

Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của Ngân hàng. Đây là nghiệp vụ hình thành từ huy động vốn trong khách hàng. Do vậy ngân hàng phải sử dụng có hiệu quả, nghĩa là cho vay phải thu hồi đƣợc nợ để trả cho ngƣời gửi tiền và thu lãi để bù đắp chi phí.

Là một ngân hàng địa phƣơng phục vụ chính sách nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy, chịu sự cạnh tranh gay gắt của một số ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn, chi nhánh có những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Kết quả là:

Năm 2012 dƣ nợ tín dụng là 539,014 triệu đồng, Năm 2013 dƣ nợ tín dụng là: 630,369 triệu đồng, Năm 2014 dƣ nợ tín dụng là: 669,181 triệu đồng. Vậy, quy mô tín dụng của ngân hàng đang đƣợc mở rộng. Thị phần cho vay tính đến 2014 là 669,181 triệu đồng, chiếm 8.57% tổng dƣ nợ trên địa bàn. Điều này do cơ chế của Nhà nƣớc mở rộng cho vay, các thủ tục vay vốn thực hiện nhanh gọn. Qua bảng 3.2 ta thấy: Dƣ nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào Hộ gia đình và cá thể. Đây là sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn theo nhiệm vụ kinh doanh của NHNN. Ngân hàng đã chủ động cân đối đủ vốn để đầu tƣ tín dụng cho các nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn đƣợc Cấp ủy, chính quyền địa

phƣơng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng đầu tƣ, tăng trƣởng dƣ nợ vào thị trƣờng, thị phần nông nghiệp nông thôn và nông dân đạt hiệu quả.

Hình 3.2: Tổng dư nợ theo kỳ hạn nợ qua các năm (2012-2014)

Phân tích tổng dƣ nợ theo kỳ hạn nợ, ta thấy: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dƣ nợ. Cụ thể: Dƣ nợ ngắn hạn năm 2012 là 337,550 triệu đồng, chiếm 62,62 % tổng dƣ nợ, năm 2013 là 392,571 triệu đồng chiếm 62,28% tổng dƣ nợ và năm 2014 là 403,808 triệu đồng chiếm 60,34% tổng dƣ nợ. Còn dƣ nợ trung dài hạn vẫn tiếp tục tăng nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn. Cụ thể: Dƣ nợ trung dài hạn năm 2012 là 201,464 triệu đồng, chiếm 37,38 % tổng dƣ nợ, năm 2013 là 237,798 triệu đồng chiếm 37,72% tổng dƣ nợ và năm 2014 là 265,373 triệu đồng chiếm 39,66% tổng dƣ nợ. Ở đây ta thấy sự phân phối không đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn vì Ngân hàng chủ yếu cho vay sửa nhà, và các dự án nhỏ nên nhu cầu cho vay ngắn hạn quá lớn mà nguồn vốn của Ngân hàng thì có hạn nên không đủ sức tài trợ cho các dự án lớn làm dƣ nợ cho vay trung và dài hạn giảm nhƣng nó không làm ảnh hƣởng đến tổng dƣ nợ.

Qua tình hình phân tích tình hình cho vay tại chi nhánh, ta thấy chi nhánh đang có dấu hiệu tích cực về hoạt động tín dụng của mình nhƣng nhìn chung vẫn là tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ vì ngắn hạn thì thời gian quay đồng vốn nhanh, ít rủi ro mang lại hiệu quả cao

cho Ngân hàng. Mặt khác, ta thấy tín dụng trung và dài hạn cũng đang có sự tăng trƣởng. Ngân hàng đã mở rộng thị phần, chú trọng những dự án lớn nhằm làm tăng nguồn thu nhập cho chi nhánh.

Hình 3.3: Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm (2012-2014)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, dƣ nợ cho vay DNNN là không có. Nguyên nhân là do thành phần kinh tế Nhà nƣớc có hiệu quả hoạt động kinh doanh chƣa cao nên Ngân hàng chọn lọc rất kỹ khi cho vay đối với thành phần kinh tế này. Mặt khác, đây không phải là thành phần kinh tế mà Ngân hàng chú trọng cho vay.

Hiện nay, nền kinh tế có những bƣớc phát triển mới trên con đƣờng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhƣ công ty, doanh nghiệp phát triển, vì đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến trên địa bàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Chi nhánh đã chủ động tiếp cận, đầu tƣ, cung cấp vốn. Vì vậy, ngày càng nhiều các công ty, doanh nghiệp đến chi nhánh để yêu cầu đƣợc vay vốn nên dƣ nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đều tăng so với các năm. Năm 2013 là 53,805 triệu đồng, tăng 8,338 triệu đồng, tăng

18,34% so với năm 2012. Năm 2014 là 64,674 triệu đồng, tăng 10,869 triệu đông, tăng 20,2% so với năm 2013.

Đối với thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình: Cùng với sự tăng lên của dƣ nợ thì dƣ nợ của thành phần kinh tế này cũng tăng lên theo các năm. Năm 2013 là 576,564 triệu đồng, tăng 83,017 triệu đồng, tăng 16,82% so với năm 2012. Năm 2014 là 604,507 triệu đồng, tăng 27,943 triệu đồng, tăng 4,8% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng dƣ nợ đối với thành phần kinh tế này là do trong những năm qua, Ngân hàng đã khuyến khích ngƣời dân đi vay dƣới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu chƣa đến hạn, bên cạnh đó mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình vùng nông thôn, đến cán bộ công nhân viên....giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình dẫn đến dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế này tăng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)