Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 89 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Nhân tố chủ quan

- Tác động tích cực:

Cán bộ đƣợc phân công nhiệm vụ kiểm tra đã thu xếp công việc để giành thời gian cho công tác kiểm tra. Kết quả kiểm tra cũng đã có hiệu quả đáng kể nhất là chấn chỉnh kịp thời những sai sót và đánh giá năng lực của cán bộ khách quan và sát hơn.

Ngân hàng luôn quan tâm đến việc bồi dƣỡng, đào tạo nhân lực, làm tốt công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch cán bộ để đảm bảo nguồn cán bộ chủ chốt luôn đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Đổi mới công công tác khen thƣởng, thực hiện việc theo dõi, quyết toán khoán hàng quý nghiêm túc. Quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất, máy

móc thiết bị phục vụ cho công tác chuyện môn. Việc mua sắm TSCĐ, sữa chữa TX, mua sắm công cụ, dụng cụ lao động thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

- Tác động tiêu cực:

Công tác kiểm tra sau chƣa đƣợc sâu sát, chƣa duy trì thƣờng xuyên, một số cán bộ chƣa thực sự chú ý đến công tác kiểm tra sau cho vay, việc đôn đốc nhắc nhở khách hàng có nợ đến hạn, chậm lãi chƣa kịp thời. Chƣa bám sát các khoản nợ đến hạn gốc, lãi dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hƣớng tăng lên. Đoàn kiểm tra của NHNo huyện kiểm tra đƣợc số lƣợng hồ sơ chứng từ chƣa nhiều, đối chiếu trực tiếp còn ít.

Các Trƣởng phòng, Giám đốc PGD chƣa thực sự quan tâm đến công tác tự kiểm tra, kiểm soát tại phòng mình, còn thụ động và để nhắc nhở nhiều lần. Trong khâu kiểm soát một số cán bộ kiểm soát còn chậm, có trƣờng hợp kiểm soát ẩu, còn để lọt sai sót, có trƣờng hợp lại quá cứng nhắc làm ảnh hƣởng đến ngƣời khác và vô hình gây khó khăn cho KH.

Ngân hàng thiếu lao động, nhất là những tháng cuối các năm, trong khi khách hàng giao dịch nhiều, món nhỏ lẻ dẫn đến cƣờng độ lao động của cán bộ rất cao.

Đánh giá rủi ro tín dụng qua điều tra khách hàng Rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng cho vay

Bảng 3.13. Rủi ro trong thẩm định hồ sơ của ngân hàng

STT Chỉ tiêu Công ty TNHH, CP n=50 Hộ tƣ nhân n=50 Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%)

1 Thẩm định chi phí sản xuất chƣa đúng 2 4 3 6

2 Chƣa thẩm định đƣợc dòng tiền 10 20 7 14

3 Chƣa thẩm định đƣợc nợ phải trả 20 40 20 40

4 Chƣa thu đƣợc tiền hàng 8 16 5 10

5 Thẩm định khả năng thanh toán thấp 3 6 15 30

6 Khả năng kiểm soát quản lý kém 4 8 -

7 Chƣa đánh giá đúng năng lực quản lý, điều hành

2 4 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Đối với nhóm các tiêu chí đánh giá về năng lực phục vụ của ngân hàng cho thấy khách hàng tƣơng đối hài lòng với chất lƣợng phục vụ của Chi nhánh. Tuy nhiên chỉ tiêu về thời gian cho một giao dịch và khả năng về kiến thức, kỹ năng của nhân viên ngân hàng trong việc truyền đạt và giới thiệu sản phẩm cần phải chú ý cải thiện trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tín dụng để tránh những rủi ro nợ xấu trong tín dụng của đơn vị.

Nguyên nhân rủi ro do cán bộ tín dụng ngân hàng

Bảng 3.14 Rủi ro do cán bộ tín dụng ngân hàng TT Chỉ tiêu Công ty TNHH, CP n=50 Hộ tƣ nhân n=50 Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%)

1 Do hệ thổng kiểm soát còn yếu 4 8 6 12

2 Kiểm soát vay chƣa thƣờng xuyên 11 22 10 20

3 Cán bộ làm sai: 0 0

Gia hạn điều chỉnh vốn vay của khách hàng

theo ý cá nhân 0 0 0 0

Kéo dài thời gian thẩm định và đề xuất cho vay 5 10 7 14

Cho vay một khách hàng với nhiều món 17 34 12 24

4 Do không thực hiện quy trình, quy chế 0 0

Không chấm điểm tín dụng 4 8 0 0

Sai quy trình tín dụng 0 0 0 0

Cho vay trên tài sản biến đổi 9 18 15 30

Tổng 50 100 50 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Nhƣ vậy qua khảo sát lấy phiếu điều tra mẫu từ 100 khách hàng đang quan hệ với Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy cho thấy:

Khách hàng đánh giá đúng với thực tế hoạt động của chi nhánh, cán bộ tín dụng kiểm soát khoản vay chƣa đƣợc thƣờng xuyên đôi khi biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay còn thực hiện mang tính hình thức vì khi đi kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng còn sợ khách hàng hiểu nhầm gây phiền hà tới khách hàng. Thời gian thẩm định và đề xuất cho vay đôi khi vẫn còn chậm chễ vì một cán bộ tín dụng quản lý nhiều hồ sơ khách hàng. Tại ngân hàng chƣa có trƣờng hợp nào cho vay sai quy trình cấp tín dụng, nhƣng có một số ít

khách hàng quan hệ uy tín và linh hoạt cho vay dựa trên cơ cở bằng tài sản bảo đảm vì cán bộ thấy đƣợc nguồn thu nhập trả nợ tốt của khách hàng. Vậy chi nhánh cần phát huy và thu hút nhiều hơn nữa lƣợng khách hàng có nhu cầu giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đóng góp không nhỏ vào kết quả phát triển tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)