Lý do chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 50)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Lý do chọn điểm nghiên cứu

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Phú Thọ - Chi nhánh huyện Thanh Thủy đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu, đây là chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng No&PTTN, đặt tại thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ nên có quy mô ở mức khá.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin sơ cấp: thông tin sơ cấp bao gồm các tài liệu tham khảo để

hình thành nên cơ sở lý luận nhƣ giáo trình, tài liệu tham khảo… liên quan tới đề tài nghiên cứu. Đồng thời, tác giả tiến hành hỏi đáp một số cán bộ tín dụng tại Ngân hàng để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của Ngân hàng.

Thông tin thứ cấp: Các tài liệu đƣợc thu thập tại các đơn vị nhƣ: Ngân

hàng nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ , Agribank chi nhánh huyện Thanh Thủy… Các tài liệu thu thập đƣợc bao gồm:

- Các tài liệu thống kê liên quan đến hoạt động ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Thanh Thủy, công tác quản lý rủi ro tín dụng tại và đề án tái cơ cấu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014.

- Các Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và phƣơng hƣớng nhiệm vụ trong năm tiếp theo 2012-2014.

- Các quyết định, quy chế, văn bản do NHNN và Agribak ban hành. - Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành ngân hàng.

Các tài liệu liên quan khác. Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Thanh Thủy, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra hiệu quả hơn.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc chọn lọc, tính toán các chỉ tỉêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ ,kỹ thuật phân tích đƣợc xử lý trên Excel, kết hợp phƣơng pháp mô tả để phản ảnh thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ thông qua các số tuyệt đối, tƣơng đối đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu, đồ thị và sơ đồ.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quản đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, kết quả và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Thanh Thủy qua các năm 2012, 2013 và 2014. Dựa trên số liệu đƣợc cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng

năm về công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, qua đó thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Thanh Thủy.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng chi nhánh trong hệ thống ngân hàng để từ đó thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh là so sánh số liêu đạt đƣợc qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng nhằm đánh giá xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn,… của kỳ này so với kỳ trƣớc, của Chi nhánh Thanh Thủy với toàn hệ thống để nhằm đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

2.2.4.3. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phƣơng pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tổng số dư nợ cho vay qua các năm

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng:

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng qua từng giai đoạn, từ đó biết đƣợc sự phát triển về mặt doanh số của dƣ nợ tín dụng.

+ Nếu tỷ lệ này > 1: Điều này đồng nghĩa với việc qui mô tín dụng của Ngân hàng đƣợc mở rộng.

+ Nếu tỷ lệ này < 1: Quy mô tín dụng của năm sau thu hẹp so với năm trƣớc. + Nếu tỷ lệ = 1: Quy mô tín dụng của năm sau nhƣ năm trƣớc đó.

Chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng của Ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh và uy tín của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, do vậy nó là chỉ tiêu cần phải đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng trong mối liên hệ với chất lƣợng tín dụng.

- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay/ tổng dƣ nợ:

Tỷ lệ này phản ánh dƣ nợ cho vay trên tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao có ý nghĩa là dƣ nợ cho vay củ ngân hàng đó càng cao và đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển về lƣợng của hoạt động tín dụng.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn sẽ phát sinh trong trƣờng hợp khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, ngƣời vay không có khả năng trả đƣợc nợ. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ đƣợc xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn…

Dƣ nợ quá ha ̣n

- Tỷ lệ nợ quá ha ̣n = x 100% Tổng dƣ nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dƣ nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chƣa thu hồi đƣợc.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn năm N

- Tốc độ giảm nợ quá ha ̣n = ( - 1) x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn năm N-1

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ…Nợ xấu sẽ phản

ánh một cách rõ nét rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Dƣ nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ nợ xấu năm N

- Tốc độ giảm nợ nợ xấu = ( - 1 ) x 100% Tỷ lệ nợ xấu năm N-1 2.3.4. Tỷ lệ nợ khó đòi Nợ khó đòi - Tỷ lệ nợ khó đòi = x 100% Tổng dƣ nợ 2.3.5. Tỷ lệ mất vốn Dƣ nợ mất vốn - Tỷ lệ mất vốn = x 100% Tổng dƣ nợ

Dƣ nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5. Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho Ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà Ngân hàng bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp. Thông thƣờng, tỷ lệ mất vốn nếu lớn hơn 2% thì có nghĩa là chất lƣợng tín dụng có vấn đề.

2.3.6. Nhóm chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng

- Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng = Lãi từ HĐ TD / Tổng lợi nhuận * 100% Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 100 đồng lợi nhuận thì có bao nhiêu đồng do tín dụng đem lại.

- Tỷ lệ sinh lời của tín dụng = Lãi từ TD / Tổng dƣ nợ BQ *100% Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của HĐTD, cho biết số lãi thu đƣợc trên 100 đồng dƣ nợ là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao chứng tỏ chất lƣợng TD càng tốt.

- Hiệu suất sử dụng vốn (H1) =Tổng dƣ nợ cho vay/Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh mối tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay trực tiếp khách hàng

- Hiệu suất sử dụng vốn(H2) = Tổng dƣ nợ cho vay/Tổng TS có

Chỉ tiêu H2 cho biết cứ 100 đồng thuộc tài sản có thì có bao nhiêu đồng đƣợc sử dụng để cho vay trực tiếp khách hàng

2.3.8. Nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng

- Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng trích lập / Dƣ nợ bình quân

Tùy theo mức độ rủi ro mà TCTD phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị khoản vay. Nhƣ vậy nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càng cao.

- Tỷ lệ xóa nợ = Nợ đƣợc xóa / Dƣ nợ BQ

Những khoản nợ khó đòi sẽ bị xóa và bù đắp bởi quỹ DPRRTD. Nhƣ vậy nếu 1 ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng không tốt.

2.3.9. Nhóm chỉ tiêu phân tán rủi ro

- Giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật

- Dƣ nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất trên tổng dƣ nợ - Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo& PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ Tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Đƣợc tái lập từ ngày 01/09/1999, Thanh Thuỷ gồm 15 đơn vị hành chính là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 50km; giáp Thủ đô Hà Nội mở rộng, cách thị xã Hoà Bình 20km; Về địa giới hành chính, phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Nam và Tây giáp huyện Thanh Sơn, phía Đông giáp sông Đà và huyện Ba Vì (Hà Nội).

Huyện Thanh Thuỷ nằm dọc theo bờ tả sông Đà với tổng chiều dài là 32,5km; Tuy là một huyện miền núi, song Thanh Thuỷ có vị trí rất thuận lợi về giao thông (cả về đƣờng bộ lẫn đƣờng thuỷ) mở ra khả giao lƣu văn hoá, kinh tế với các huyện của tỉnh Phú Thọ, với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.

Huyện Thanh Thuỷ có diện tích tự nhiên là 12.510,42 ha, đứng thứ 11 và chiếm 3,54% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Phú Thọ. Trong đó, đất nông nghiệp 7942,02 ha, đất phi nông nghiệp 3.717,54 ha và đất chƣa sử dụng 850,86 ha. Đất của huyện Thanh Thuỷ gồm hai loại: đất đồng bằng và đất đồi núi, đất đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, còn đất đồi núi chủ yếu là đất nâu.

Thanh Thủy thuộc về tiểu vùng trung du của tỉnh Phú Thọ. Với kết cấu địa lý, độ dốc từ Tây sang Đông, Địa hình của Thanh Thuỷ chia làm hai dạng chủ yếu:

Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất khá bằng phẳng, nằm dọc

rất thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày.

Địa hình đồi núi: Chủ yếu là núi thấp và đồi, gò có độ cao dƣới 400m,

và có độ dốc từ 8-25o, địa hình này tập trung ở các xã phía Tây của huyện. Đất đồi núi của huyện Thanh Thuỷ thích hợp cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.

Huyện Thanh Thủy có đặc điểm tự nhiên tƣơng đối thuận lợi, ảnh hƣởng rất nhiều đến đặc điểm kinh tế xã hội của vùng.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ có hai nguồn khoáng sản có trữ lƣợng tƣơng đối lớn là cao lanh, penpat, quặng sắt ở các xã Tân Phƣơng, La Phù, Đào Xá, Sơn Thuỷ với diện tích 38,28 ha và chất lƣợng khoáng sản đƣợc đánh giá là khá tốt. Đặc biệt nguồn nƣớc khoáng nóng ở các xã Bảo Yên, La Phù. Đây là nguồn nƣớc vận động theo các khe đứt gãy sâu dƣới lòng đất tạo thành nƣớc khoáng sunlpát nóng dọc theo sông Đà với diện tích trên 1km2, trữ lƣợng gần 20 triệu m3

có nhiệt độ từ 37-45oC với các chất nhƣ Natri, Canxi, Magie đặc biệt có nhiều hàm chất Radon rất phù hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khoẻ và chữa bệnh (theo đánh giá thì đây là mỏ nƣớc khoáng tốt nhất cả nƣớc). Bên cạnh đó, đất sét ở Đào Xá và cát ở Sông Đà cũng là nguồn tài nguyên dồi dào của Huyện.

Giao thông thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ có hệ thống giao thông khá tốt, đặc biệt là giao thông đƣờng bộ. Hiện tại trên địa bàn huyện có 52km đƣờng tỉnh lộ rải nhựa chạy qua (đƣờng 316, 316b và 317, 317b, 317c); Có 70 km đƣờng huyện lộ, trong đó có 45 km đã đƣợc rải nhựa; có 95 km đƣờng liên thôn và nội thôn, một phần quan trọng cũng đã đƣợc bê tông hoá hoặc nhựa hoá; có 507 km đƣờng thôn xóm nội đồng, trong đó có 89 km đạt tiêu chuẩn đá dăm và cấp phối. Mạng lƣới giao thông trên địa bàn khá thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân, cũng nhƣ việc giao lƣu kinh tế giữa các xã trong huyện và giữa huyện với bên ngoài. Ngoài đƣờng bộ, Thanh Thuỷ còn

có giao thông đƣờng thuỷ khá thuận lợi. Do có sông Đà chảy dọc theo chiều dài của huyện, nên giao thông đƣờng thuỷ cũng đã đƣợc đầu tƣ phát triển. Trên địa bàn huyện đã hình thành 10 bến đò qua lại hai bên sông và một số bến bốc dỡ hàng hoá ven sông Đà. Tuy các bến qui mô còn nhỏ và trang thiết bị còn thiếu, nhƣng nó cũng đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hoá của ngƣời dân trên địa bàn.

Thƣơng mại du lịch: Nằm ở vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội, Hoà Bình và các tỉnh miền Tây Bắc, cộng với địa hình đồi núi, đồng bằng, bãi bồi và sông đã tạo nên cho Thanh Thuỷ một phong cảnh khá đẹp và thơ mộng với các rừng cây, ruộng lúa, bãi ngô xanh biếc. Thêm vào đó, với bề dày lịch sử truyền thống của mình, huyện Thanh Thuỷ có 26 di tích lịch sử đƣợc xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia là: Tƣợng đài chiến thắng Tu Vũ, Đình Đào Xá, Đền Tam Công, đền Lăng Sƣơng cùng nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc nhƣ rƣớc voi, lễ hội cồng chiêng. Đặc biệt là mỏ nƣớc khoáng nóng đã tạo cho Thanh Thuỷ trở thành một khu du lịch hấp dẫn thu hút đƣợc nhiều khách tới thăm quan và nghỉ dƣỡng.

Do có điều kiện tƣơng đối thuận lợi, đặc biệt là có khu du lịch nƣớc khoáng nóng nên hệ thống các cơ sở kinh doanh thƣơng mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ phát triển khá nhanh, nhất là ở các xã Bảo Yên, thị trấn Thanh Thủy, Hoàng Xá, Yến Mao, Thạch Đồng, Đào Xá.

Cùng với hệ thống các cơ sở kinh doanh thƣơng mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn, thì hệ thống chợ nông thôn cũng đã đƣợc quy hoạch và xây dựng ở các xã trong huyện.

Y tế Giáo dục: Có 85 % hộ gia đình sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh, huyện có 1 trung tâm y tế và 01 bệnh viện đa khoa, đến nay mỗi trạm xá trong huyện đều có 1 bác sỹ, 15 trạm đƣợc kiên cố hoá. Huyện Thanh Thủy đã hoàn

thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, hơn 100% trƣờng lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh thủy tỉnh phú thọ​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)