Tình hình phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 59)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016

Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014-2016 (%) I Diện tích đất lâm nghiệp ha 265,09 265,1 265,04 -0,01 1 Rừng tự nhiên ha 2 Rừng trồng ha 265,09 265,1 265,04 -0,01 II Sản lượng khai thác 1 Gỗ tròn khai thác m3 16,7 16,8 16,5 -0,59

2 Củi khai thác Ste 834 823 831 -0,17

3 Tre, nứa nghìn

cây 267 265 292 4,72

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Thao

Diện tích đất lâm nghiệp qua 3 năm có giảm không đáng kể (0,16%), trong đó 100% là rừng trồng, không có rừng tự nhiên. Sản lượng gỗ tròn khai thác cũng giảm trung bình 0,59%, củi khai thác giảm trung bình 0,17%. Nhìn chung trong những năm vừa qua, tỷ suất giá trị hang hóa của ngành lâm sản trên địa bàn huyện không đáng kể, sản phẩm của ngành chủ yếu sử dụng cho nhu cầu tiêu dung của hộ gia đình.

3.2.2.2. Kết quả phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ cấu vùng

Kinh nghiệm cho thấy, để hình thành cơ cấu lãnh thổ hợp lí cần hướng vào những khu vực có lợi thế so sánh. Đó là những khu vực có điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu tốt và có vị trí địa lí, giao thông quan trọng, gắn các thành phố các khu công nghiệp sôi động, là điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, có khả năng tiếp cận và hòa nhập nhanh chóng vào thị trường hàng hóa dịch vụ. So với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng có sức ỳ và tính trì trệ hơn. Do vậy xây dựng vùng chuyên môn hóa nông-lâm-ngư cần được xem xét cụ thể, cần nghiên cứu kĩ và thận trọng, nếu mắc sai lầm rất khó khắc phục và chịu tổn thất lớn

Trong quá trình sản xuất hàng hóa đã từng bước hình thành các vùng và tiểu vùng sản xuất chuyên môn hóa ngày một lớn và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Các kế hoạch chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá của huyện Lâm Thao là nằm trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá của huyện Lâm Thao từ năm 2010 đến năm 2020 là nhằm mục đích hoàn thành việc chuyển từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô nhỏ, vừa và lớn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và nang cao giá trị hàng hoá nông nghiệp; giảm hộ nghèo trong nông thôn bằng việc tập trung vào củng cố, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân; đảm bảo cung cấp đẩy đủ lương thực, thực phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Để bảo đảm được mục tiêu trung, UBND huyện Lâm Thao đã đề ra mục tiêu từ năm 2010 đến năm 2020 là:

- Ưu tiên củng cố, nâng cao đời sống nhân dân bằng cách tập trung phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội.

- Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi một cách đồng bộ và phù hợp với từng địa phương thông qua việc huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân, nhằm giảm các khoản chi phí về sử dụng nước.

- Nghiên cứu các chính sách về vấn đề đất đai và sử dụng đất của nông dân cho phù hợp với từng địa phương; tiến hành dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa có quy mô lớn; thực hiện chính sách giao đất-rừng cho từng làng và hộ gia đình phù hợp với thực tiễn và có hiệu quả cao.

- Quy hoạch các vùng về trồng trọt, chăn nuôi cố định để từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; đẩy mạnh

việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ về khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng các dịch vụ khuyến nông - lâm nghiệp.

- Từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và bền vững.

Huyện Lâm thao quy hoạch 3 vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung như sau:

Vùng đồng bằng

Bao gồm các xã Thạch Sơn, Sơn Vi, Xuân Huy, Sơn Dương, Tứ Xã, Thị trấn Lâm Thao. Các vùng này có độ cao so với mặt nước biển khoảng 25 - 30 mét, và tỷ lệ lượng nước mưa khoảng 2500 - 3000 mm. Diện tích nông nghiệp là 3.095 ha; nhân dân phần lớn chỉ làm ruộng, trồng các loại cây lương thực và hoa màu, chăn nuôi,… chủ yếu theo kiểu truyền thống và bước đầu của nông nghiệp hàng hoá chính vì thế chất lượng và hiệu quả chưa cao. Từ năm 2014 đến 2016, huyện Lâm Thao đã có các chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài về phát triển nông nghiệp hàng hoá. Chính vì thế, ở vùng này có xuất hiện một số trang trại như trang trại nuôi lợn, cá, gà trứng, bò và trồng các loại cây công nghiệp.

Vùng dọc ven bờ sông

Bao gồm vùng ven bờ sông Hồng. Các xã vùng này có độ cao so với mặt nước biển khoảng 20 - 35 mét, phần lớn là đồng bằng và có độ dốc ít; là vùng phù hợp các loại hoa màu, trồng lúa nước và có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo hơn so với các vùng khác; mật độ dân số tương đối cao so với các vùng trên địa bàn huyện. Nhưng khu vực này về mùa mưa thường bị ngập úng cục bộ và sạt lở bãi ven sông. Ở vùng này, do đặc điểm của nó huyện Lâm Thao khuyến khích các hộ gia đình trồng các loại cây trồng như lúa nước, ngô, rau màu, lạc, chuối…

Vùng miền núi miền Bắc

Bao gồm các xã Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn. Các vùng này có độ cao so với mặt nước biển khoảng 35 - 40 mét, mật độ dân số thấp

hơn các vùng khác trong huyện, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn các vùng. Vùng đất này phù hợp với phát triển các ngành chăn nuôi và trồng các loại cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế.

3.2.2.3. Kết quả phát triển nông nghiệp hàng hóa theo thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế là sự thể hiện vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nông nghiệp. Do trình độ phát triển và trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất không đều nhau nên quan hệ sản xuất cũng đa dạng, thích ứng với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra nông sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân và kinh tế hộ tự chủ đang trong xu hướng chuyển dịch từ kinh tế hộ từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa nhỏ tiến tới hình thành các trang trại.

3.2.2.4. Hộ nông dân

Huyện Lâm Thao có trên 65% các hộ sống trong khu vực nông thôn chủ yếu là lực lượng sản xuất và cung cấp hàng hóa nông sản trên thị trường.

Nhận thức rõ tầm quan trọng củng phát triển kinh tế hộ, huyện đã đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích tạo điều kiện phát triển, khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng. Tuy nhiên kinh tế hộ nông nghiệp hiện nay có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đa số là các hộ sản xuất tự cấp tự túc, trình độ, phương thức sản xuất còn lạc hậu; sản xuất hàng hoá mới bắt đầu phát triển.

Thực tế hiện nay cho thấy, hộ thủy sản có đất canh tác ít, sản xuất nông nghiệp chỉ đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình. Nguồn thu nhập chính của hộ thủy sản từ đầu tư dưới nhiều hình thức như quảng canh đối với những những hộ thuê thầu các hồ đập lớn; những hộ có diện tích mặt nước ít tập trung vào đầu tư bán thâm canh, đưa giống cá có chất lượng cao và cho thu nhập tương đối cao (bình quân 1 sào thu được 3,5 triệu đồng).

Hộ nông nghiệp có diện tích canh tác lớn, thu nhập mang lại cho hộ là chủ yếu từ trồng lúa, rau màu và chăn nuôi lợn, gà, vừa để phục vụ cho gia đình và tận dụng phế phẩm nông sản cho chăn nuôi. Do sản xuất nhỏ lẻ còn mang tính tự cung, tự cấp nên cho thu nhập không cao. Những hộ thực hiện sản xuất hàng hóa quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được khối lượng sản phẩm lớn cùng thời điểm trên thị trường.

Hộ lâm nghiệp có thu nhập theo từng chu kỳ do trồng rừng có thời gian phát triển dài (nhanh nhất là 5 năm). Thời gian này thu nhập chính của hộ là từ nuôi ong mật, măng, củi,…, còn sản xuất nông nghiệp chỉ để phục vụ cho sinh hoạt của gia đình.

Phát triển mô hình kinh tế trang trại là một trong những hướng để nông nghiệp có điều kiện phát triển theo hướng hàng hóa.

Đối với trang trại trồng cây ăn quả và trang trại lâm nghiệp hầu như các chủ trang trại đầu tư rất ít, chủ yếu là đầu tư ban đầu, loại hình này tuy có hiệu quả trên 1 đồng vốn cao nhưng thời gian quay vòng đồng vốn chậm bởi vì chu kì sản xuất dài từ 3 - 10 năm.

Đối với trang trại chăn nuôi, toàn huyện năm 2016 là 73 trang trại, tăng 24 trang trại so với năm 2014 (49 trang trại). Lợi nhuận bình quân đạt 200 - 250 triệu/năm, tạo việc làm cho lao động thường xuyên với mức lương 4 - 4.5 triệu đồng/tháng.

Với trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, do tính chất khác với các loại hình khác là sản phẩm tạo ra là đa dạng, đầu tư vào nhiều lĩnh vực như mô hình vườn - rừng - ao - chuồng, hay vườn - ao - chuồng kết hợp nên sẽ giảm được rủi do khi có biến động giá, hay dịch bệnh. Tuy nhiên, mô hình này cũng tạo ra nhiều bất cập là sản xuất thường nhỏ lẻ, khối lượng hàng hóa tạo ra trong từng loại sản phẩm là chưa nhiều.

3.2.2.5. Hợp tác xã (HTX ) nông nghiệp

Việc hình thành các HTX nông nghiệp đã góp phần quan trọng cung cấp dịch vụ cho kinh tế hộ và tạo công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp

của huyện với thu nhập trung bình 32,5 triệu/năm. Đây là một con số không lớn, tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi từ HTX kiểu cũ sang hoạt động theo Luật HTX 2012 thì việc tạo ra thu nhập thường xuyên cho người lao động như vậy bước đầu góp phần giải quyết khó khăn và khuyến khích người nông dân yên tâm sản xuất.

Tính đến năm 2016, toàn huyện có 21 HTX nông nghiệp, với 15.925 thành viên, tổng doanh thu ước đạt 80 tỷ đồng. Các lĩnh vực hoạt động của các HTX chủ yếu là: dịch vụ thủy lợi, điện, cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giống cây trồng, giống thủy sản, giống gia cầm; thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm;… Đây là những lĩnh vực rất thiết thực cho người dân địa phương bởi nhu cầu của người dân hiện nay ngày càng tăng.

Mặt khác nông dân khi tham gia vào HTX, quy mô sản phẩm lớn hơn, do đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của nông hộ trên thị trường. Tuy nhiên, các HTX ở huyện còn gặp nhiều khó khăn thiếu vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa được sự tư vấn hỗ trợ của các cơ quan, các cấp chính quyền để quảng bá sản phẩm thúc đẩy các HTX phát triển.

3.2.2.6. Các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp

Việc hình thành các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp giúp cho người dân địa phương có được công ăn việc làm ổn định khi làm việc tại các doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp cho việc c h ế b i ế n , tiêu thụ n ô n g lâm sản, thủy sản của người dân xung quanh được dễ dàng, người dân yên tâm đầu tư phát triển trồng trọt, nuôi trồng thủy sản.

Lâm Thao là một huyện nghèo, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, người dân huy động một lượng vốn lớn để thành lập doanh nghiệp là một điều rất khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 10 doanh nghiệp, công ty hoạt động chế biến nông sản, lâm sản.

3.2.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ nông sản

Bảng số liệu thu thập được cho thấy tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện. Về mức độ chế biến thì có tới 81,4% sản phẩm bán ra là sản phẩm ở dạng sản phẩm thô, sản phẩm tươi sống không qua chế biến, chỉ có 19,6% là sản phẩm qua sơ chế. Về phương thức bán có tới 54,7% sản phẩm bán ra là bán trực tiếp và 45,3% là bán cho các đầu mối thu mua, cho thương lái, trên địa bàn huyện không có hệ thống kênh thu mua và sự trợ giúp của nhà nước trong việc tiêu thụ sản phẩm. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại thì sản phẩm tiêu thụ tại chỗ (trong huyện) chiếm 37,6%, trong tỉnh 23,2% và bán ra tỉnh ngoài là 39,4%. Số bán ra ngoài tỉnh ở đây chủ yếu là thịt lợn hơi.

Bảng 3.11. Tình hình chế biến và tiêu thụ nông sản

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Bình quân chung

I. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 81,4 Sơ chế 19,6 II. Phương thức bán sản phẩm Bán trực tiếp 54,7 Bán gián tiếp 45,3

III. Thị trường tiêu thụ

Trong huyện 37,6

Trong tỉnh 23,2

Ngoài tỉnh 39,2

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Thao

3.2.4. Tình hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nông nghiệp

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng trưởng khá. Kết quả một số hoạt động dịch vụ cụ thể như sau:

- Dịch vụ làm đất: Do tình trạng ruộng đất manh mún còn phổ biến nên việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất còn thấp. Năm 2016, với chỉ có khoảng 45% tổng diện tích gieo trồng được thực hiện dịch vụ làm đất, còn lại là do bà con nông dân tự làm. Giá trị sản xuất của dịch vụ làm đất mới chỉ chiếm khoảng 20% trong giá trị sản xuất ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng cường nên chất lượng các loại giống cây, con trên địa bàn huyện được đảm bảo.

- Dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa: Do hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thủy lợi, điện, bảo vệ sản xuất… chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, nên việc tiêu thụ hàng hóa chủ yếu thông qua các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong huyện.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn luôn được cấp chính quyền quan tâm, đây được coi là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều thành lập các tổ khuyến nông cơ sở. Hoạt động khuyến nông cơ sở những năm qua đã đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp - nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khuyến nông cơ sở đã bộc lộ một số khó khăn như: khối lượng công việc quá nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quá thiếu, mức phụ cấp không còn phù hợp… đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông.

- Công tác bảo vệ thực vật được duy trì thường xuyên, kịp thời, nhất là công tác dự tính dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, mở rộng áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 59)