Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Giải pháp phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tạ
4.4.5. Giải pháp về chính sách
a. Chính sách đất đai
Để thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông nghiệp huyện cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai theo luật định để kiểm soát chặt chẽ quỹ đất phục vụ sản xuất. Tiến hành điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai theo từng vùng để làm cơ sở cho việc cấp đất cho nông dân. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận chuyển quyền sử đất, tạo điều kiện cho người sản xuất yên tâm đầu tư phát triển.
- Đẩy mạnh đồn đổi, tích tụ, tập trung ruộng đất theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. Xây dựng kế hoạch về dồn đổi, tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Trong đó tập trung chỉ đạo quyết liệt các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn của địa phương, trong đó cần xác định lộ trình cụ thể để tổ chức dồn đổi, rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra diện rộng. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác đo địa chính, chỉnh lý thửa đất, khu đất, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa; quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, sau dồn đổi ruộng đất. Từ đó khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, hình thành các vùng có diện tích lớn để sản xuất hàng hoá tập trung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất làm tăng hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp; tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Có cơ chế khuyến khích người dân tích tụ, tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cỏ chăn nuôi...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của từng địa phương.
- Thực hiện tốt việc đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản hàng hoá, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh triển khai thực hiện các quyết định của UBND tỉnh về ưu đãi khuyến khích đầu tư chế biến nông sản thực phẩm.
b. Chính sách tín dụng
- Nâng giá trị thế chấp tài sản của người nông dân cho hợp lý với giá thị trường, cho phép cho hộ nông dân được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay để các hộ có thể vay được số vốn lớn cho sản xuất.
- Tăng cường vốn cho vay trung và dài hạn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng để tư vấn cho người dân các thủ tục vay vốn
và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ tín chấp, các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân. Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư, hỗ trợ lãi xuất,... đối với các lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong từng thời kỳ.
- Tín dụng xã cần nâng cao chất lượng hoạt động, tăng khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong dân, tăng cường vốn vay trung và dài hạn cho nông dân, giúp các hộ có đủ thời gian để quay vòng vốn cho sản xuất.
c. Chính sách khoa học công nghệ
- Có cơ chế hỗ trợ hộ nông dân, doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, các giống cây trồng và vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao tới các hộ nông dân sản xuất.
- Khuyến khích thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới và dịch vụ khoa học - công nghệ trên địa bàn huyện.
- Thiết lập các kênh thông tin dự báo về thị trường, giá cả, khả năng hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Tăng cường liên kết, hợp tác giữa “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp) trong việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị. Phối hợp với các công ty giống, viện nghiên cứu... tiến hành khảo nghiệm, đưa các giống mới có có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, thích ứng với địa phương vào sản xuất.
d. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Tăng cường liên kết với Trường Đại học Hùng Vương, Học viện nông nghiệp Việt Nam, Viện rau quả Trung ương, Viện ngô Trung ương, Công ty giống cây trồng Trung ương...các
tổ chức khác có khả năng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân, cán bộ xã, cán bộ khuyến nông. Đầu tư nâng cấp, phát huy vai trò Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện trong việc đào tạo nghề nhất là ở khu vực nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 50- 60% lao động trong nông nghiệp trên địa bàn huyện được đào tạo nghề.
Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kiến thức quản lý; kiến thức kinh tế - thị trường cho nông dân; xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương để nông dân có thể làm theo. Cải tiến phương pháp tập huấn cho nông dân; phát huy kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm của họ để phổ biến, trao đổi cho nhau. Khâu tập huấn, chuyển giao các kiến thức về quản lý kinh tế hộ, hạch toán và thị trường đối với hộ ông dân hiện nay đang là khâu rất yếu và chưa được quan tâm đúng mức.
Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Quản lý sử dụng hợp lý cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với chuyên môn đào tạo; tăng cường cán bộ xuống cơ sở; quan tâm, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bố trí cơ cấu hợp lý đối với cán bộ có chuyên môn quản lý nông nghiệp tham gia các cấp uỷ, chính quyền các cấp.