Chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

- Chỉ tiêu về tốc độ tăng trường ngành nông nghiệp: Gồm các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

- Chỉ tiêu về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Gồm cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp; cơ cầu các nhóm cây trồng vật nuôi chủ yếu như: nhóm cây lương thực, nhóm cây công nghiệp, nhóm cây ăn quả, nhóm chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Giá trị sản xuất bình quân trên một ha canh tác đối với một số mô hình canh tác và loại cây trồng chủ yếu

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả sản xuất nông nghiệp

-Chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu. -Chỉ tiêu về số lượng đàn gia súc, gia cầm; sản lượng thịt, trứng -Giá trị sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất nông sản hàng hoá

-Quy mô diện tích, sản lượng vùng sản xuất hàng hoá tập trung của một số loại cây trồng như: lúa, ngô, sắn, đậu tương, cây ăn quả và quy mô vùng chăn nuôi tập trung.

-Giá trị sản lượng nông sản hàng hoá chủ yếu -Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản

-Tỷ suất nông sản hàng hoá đối với một số nông sản chủ yếu Công thức tính Tỷ suất nông sản hàng hóa:

Để đo lường trình độ sản xuất và trao đổi hàng hóa có thể dùng chỉ tiêu “Tỷ suất nông sản hàng hóa”. Tỷ suất nông sản hàng hóa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lượng nông sản hàng hóa với tổng lượng sản phẩm sản xuất ra.Công thức 1

Tổng lượng nông sản hàng hóa

Tỷ suất nông sản hàng hóa = x100%

Tổng lượng nông sản SX trong kỳ

Tỷ suất nông sản hàng hóa cũng là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng trình độ chuyên môn hóa và trình độ huy động nông sản cho xã hội. Tỷ suất

hàng hóa tính riêng cho mọi sản phẩm chuyên môn hóa, do đó ở mẫu số và tử số chỉ tính thuần túy cho một loại sản phẩm.

Để tính tốc độ phát triển sản xuất, tăng tổng sản lượng và sản lượng hàng hóa nông sản, người ta dùng chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng.

Giá trị SP hàng hóa

Giá trị SP hàng hóa gia tăng = x100%

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện đồng bằng của tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên là: 9.769,11ha (năm 2014), có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’ - 21024’ độ vĩ Bắc và 105014’ - 105021’ độ kinh Đông. Trung tâm là thị trấn Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì khoảng 10km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh. Phía Đông giáp thành phố Việt Trì. Phía Nam giáp huyện Tam Nông. Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn, trong đó có 3 xã miền núi, 11 xã, thị trấn, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao) nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực…

3.1.1.2. Địa hình

Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán sơn địa: Có đồi, đồng ruộng của một số xã miền núi Phía bắc và cánh đồng

rộng có địa hình khá bằng phẳng ở một số xã phía Nam. Nhìn chung Lâm thao có địa hình thấp, độ cao trung bình 30-40 m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình của huyện Lâm Thao phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp, thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

3.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 190C và lượng mưa là 66,2mm. Nhiệt độ trung bình năm là 230C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng.

Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85%. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.

Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm muộn dao động trong vòng một tháng. Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng tới nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế có tác động chi phối thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, kinh tế huyện Lâm Thao tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.

* Về tốc độ phát triển kinh tế: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2016 bình quân chung đạt 4,57%, năm 2016 đạt 5,71%.

Năm 2016, tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước đạt 2.598,3 triệu đồng, tăng 5,71% so với thực hiện năm 2015. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông, lâm, thuỷ sản đạt 529,4 triệu đồng, tăng 4,1%; công nghiệp xây dựng đạt 1.416 triệu đồng, tăng 7,61%; dịch vụ đạt 652,9 triệu đồng, tăng 5,42% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Nông lâm thuỷ sản 20,37%; công nghiệp - xây dựng 54,32%; dịch vụ 25,31%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 379,3 tỷ đồng, đạt 146,2% dự toán tình giao và bằng 110,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện; trong đó thu trên địa bàn 82,24 tỷ đồng đạt 119,7% dự toán tỉnh giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND huyện. Tổng chi ngân sách nhà nước 308,8 tỷ đồng, đạt 113,1% Nghị quyết HĐND huyện, bằng 94,8% so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm

Bảng 3.1. Thu nhập bình quân giai đoạn 2014 - 2016

Năm Đơn vị

tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 26,12 33,41 37,59

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Lâm Thao

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Lâm Thao có tới 12 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề truyền thống, hiện đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn của huyện; Lâm Thao có cụm công nghiệp tập trung lớn quan trọng đang được đầu tư xây dựng, đến nay, trên địa bàn huyện có 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích 730ha.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng.

3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động

Dân số trung bình huyện Lâm Thao năm 2016 là 108.873 người, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.043 người/km2. Tỷ suất sinh thô là 17,22‰, tỷ suất chết thô là 6,01‰, tăng dân số tự nhiên là 11,34‰.

Cơ cấu lao động của huyện Lâm Thao có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ khác. Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần: năm 2014 lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 35,5% trong tổng số lao động, đến năm 2015 giảm chỉ còn 30,2%, đến năm 2016 chỉ còn 25,9%. Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng tương đối ổn định trong các năm gần đây ở mức trung bình 41,4%. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại tăng từ 25,5% năm 2014 lên 30,5% năm 2016. Lao động dịch chuyển kéo theo sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành nghề và phát triển kinh tế nông hộ. Khi cơ cấu và trình độ lao động hợp lý sẽ làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao, ngược lại trình độ lao động thấp sẽ khiến cho người lao động khó tiếp cận với công nghệ cao. Tuy nhiên trình độ lao động qua đào tạo nghề tăng thì họ có cơ hội tham gia các lĩnh vực ngành nghề khác nhiều hơn.

3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Tình hình phát triển chung về sản xuất ngành nông nghiệp của huyện

Nông nghiệp là ngành có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người dân huyện Lâm Thao và cũng là hoạt động đặc biệt quan trọng cung cấp nhu cầu thực phẩm cho người dân trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản huyện Lâm Thao giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016

BQ (2014 -

2016)

I. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và

thủy sản Tỷ đồng 1.181,32 1.261,63 1.313,74 5,45%

II. Cơ cấu giá trị SX % 100 100 100

1. Nông nghiệp % 90,5 91,0 91,5

+ Trồng trọt % 49,8 45,2 44,3

+ Chăn nuôi % 40,7 45,8 47,2

2. Thủy sản % 7,2 8,1 8,2

3. Lâm nghiệp % 2,3 0,9 0,3

(Nguồn:Niên giám thống kê huyện Lâm thao giai đoạn 2014 -2016)

Bảng số liệu cho thấy, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng qua các năm. Năm 2014 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 1.181,32 tỷ đồng. Đến năm 2015 và 2016 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng lần lượt là 1.261,63 tỷ đồng và 1.313,74 tỷ đồng. Bình quân tăng 5,45% qua các năm (2014 - 2016).

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản huyện Lâm Thao giai đoạn 2014 - 2016

Biểu đồ và bảng số liệu cho thấy tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và thủy sản trong tổng giá trị sản xuất có sự thay đổi trong 3 năm. Cụ thể:

- Ngành thủy sản, giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2014, giá trị sản xuất của ngành thủy sản là 7,2%. Đến năm 2015, giá trị sản xuất tăng lên 8,1%. Năm 2016, giá trị tăng nhẹ là 8,2%.

- Đối với ngành lâm nghiệp, giá trị sản xuất giảm dần từ 2,3% năm 2014 xuống còn 0,3% năm 2016.

- Ngành sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, ngành chăn nuôi có xu hướng tăng giá trị sản xuất từ 40,7% đến 47,2% qua 3 năm. Ngược lại, ngành trồng trọt có xu hướng giảm từ 49,8% năm 2014 xuống còn 44,3% năm 2016.

Nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự biến động. Ngành nông nghiệp và thủy sản tăng dần qua các năm, còn ngành lâm nghiệp giảm.

3.2.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

3.2.2.1. Kết quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo cơ cấu ngành

A. Ngành trồng trọt

Trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, trồng trọt lại chịu tác động lớn nhất của thời tiết, do vậy, từ năm 2014 - 2016, diện tích gieo trồng một số cây trồng xu hướng giảm dần.

Bảng 3.3. Diện tích gieo trồng hàng năm huyện Lâm Thao giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị: ha Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq I.Cây lương thực có hạt 1.Lúa 6.482,3 6.408,3 6.400,5 98,86 99,87 99,36 2.Ngô 671,1 587,6 460,88 87,56 78,43 83,00 II.Cây chất bột lấy củ 1.Khoai lang 14,9 16,6 17,58 111,41 105,90 108,66 2.Sắn 106,2 106,5 103 100,28 96,71 98,50 III.Cây thực phẩm 1.264,6 1.305,9 1.383,8 103,3 105,9 104,6

IV. Cây công nghiệp hàng năm

1.Đỗ tương 126,4 66 62,39 52,22 94,53 73,37

2.Lạc 55,5 51,9 43,42 93,51 83,66 88,59

3.Mía - 0,1 0,5 - 500,00 -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Thao

Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất. Đến nay ở Lâm Thao đã xuất hiện một số mô hình sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về biện pháp thâm canh, về bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch… được áp dụng đã nâng cao hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuất 3 vụ/năm trên diện tích canh tác cây hàng năm; bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hóa với một số cây trồng có thị trường tiêu thụ như lúa chất lượng cao, rau an toàn, chuối tiêu hồng, ngô giống, cây ăn quả,…Nhiều mô hình trang trại chuyên canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được hình thành và phát triển. Kết quả trồng trọt cụ thể đạt được như sau:

* Cây lương thực có hạt

Là nhóm cây trồng chủ lực trên diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện. Từ năm 2014 - 2016, diện tích gieo trồng cây lương thực của huyện có

xu hướng giảm dần, nguyên nhân do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phát triển các ngành kinh tế khác, một phần do chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ áp dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nên mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện có xu hướng tăng. Sản lượng lương thực tăng, vừa đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, dành một phần phục vụ chăn nuôi và bước đầu có hàng hóa phục vụ nhu cầu của các địa phương khác.

Kết quả đạt được như sau:

- Cây lúa:

Bảng 3.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Lâm Thao giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq 1.Diện tích ha 6.482,3 6.408,3 6.400,5 98,86 99,88 99,37

2.Năng suất tạ/ha 60,4 61,3 62,4 101,49 101,79 101,64

3.Sản lượng tấn 39.153 39.282,8 39.939,1 100,33 101,67 101,00

4.Giá trị sản xuất tr.đồng 301.478 302.477 307.531 100,33 101,67 101,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 41)