Nội dung phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 28 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Nội dung phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của nông nghiệp, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia, cộng đồng. Mục tiêu của phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái và gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai. Điều đó được thể hiện ở các mặt sau:

Phát triển nông nghiệp trước hết là phải có sự gia tăng về quy mô sản lượng của ngành, sự thay đổi cơ cấu của ngành theo hướng tích cực phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Phát triển nông nghiệp phải thực sự gia tăng thu nhập cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao của xã hội.

* Mở rộng quy mô, duy trì tốc độ phát triển nông nghiệp:

Phát triển nông nghiệp theo chiều rộng bằng cách tăng quy mô sản xuất. - Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Chỉ tiêu này thường được dùng để đo lường kết quả sản xuất nông nghiệp trong một thời kì nhất định. Giá trị sản xuất nông nghiệp được tính theo giá trị cố định và giá hiện hành. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp được tính bằng giá cố định.

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Thể hiện sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu giữa 2 giai đoạn liên tiếp (hoặc 2 năm liên tiếp) và được tính theo công thức: i i-1 i i-1 Y -Y y = Y

Trong đó:

yi: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất nôngnghiệp Yi: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn i Yi-1: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn i-1

- Tốc độ phát triển bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển trung bình trong cả giai đoạn nghiên cứu.

- Tính đa dạng của sản phẩm: Phản ánh quy mô, tính đa dạng trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

* Đảm bảo cơ cấu hợp lý:

Cơ cấu nông nghiệp hợp lý là cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ cho nhau, cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất. Để phát triển hiệu quả các ngành nông nghiệp đã lựa chọn cần dịch chuyển cơ cấu ngành theo các mô hình liên kết như: Liên kết giữa các ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản thành các sản phẩm, liên kết giữa ngành công nghiệp chế biến trên từng vùng lãnh thổ.

Cơ cấu nông nghiệp theo ngành kinh tế: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Tức là giảm tỷ trọng ở ngành trồng trọt; tăng tỷ trọng ở ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự thay đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu ngành. Do đó, nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hoàn thiện và phù hợp hơn.

Cơ cấu theo vùng: Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo vùng nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún của các hộ nông dân

* Nâng cao năng suất:

Năng suất là phạm trù kinh tế nói lên hiệu quả sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Thực chất nó là giá trị đầu ra do một

nông dân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị đầu ra.

Năng suất phản ánh tổng hợp kết quả của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ tính cho một người lao động. Chỉ tiêu này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 28 - 30)