Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nôngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 89 - 90)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở

3.3.4. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nôngnghiệp

Vốn đầu tư là một trong những nguồn lực hết sức quan trọng để phát triển SXNN bền vững. Vốn quan tâm đầu tư vào một số khâu như: đầu tư giống tốt hoặc giống có chất lượng cao; đầu tư vào các công đoạn chăm sóc cây trồng và vật nuôi đúng thời gian, đúng quy trình kỹ thuật; đầu tư hệ thống tưới tiêu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng và giá bán khi xuất khẩu nông sản, đầu tư các máy móc thiết bị, công nghệ và phục vụ cho các khâu của sản xuất v.v.. sẽ nâng cao kết quả và hiệu quả SXNN.

Ngoài ra vốn hiện có, nông hộ có thể tiếp cận vốn tín dụng cho PTNN. Mặc dù dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp còn chưa cao, nhưng cũng đã đóng góp một phần đáng kể trong việc hỗ trợ nông nghiệp phát triển. Về cơ bản, vốn tín dụng huy động vào PTNN chủ yếu là vốn ngắn hạn. Lượng vốn tín dụng cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp. Để đáp ứng nhu

cầu vốn trong SXNN của nông hộ, một số Tổ chức tài chính tín dụng nhỏ (các HTX có hoạt động tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân) trên địa bàn huyện Lâm Thao cho vay tối đa đến 15 triệu đối với đối tượng là cá nhân, hộ sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, có một số hạn chế về việc huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển SXNN ổn định, bền vững như: (i) Lượng vốn ngân sách nhà nước chưa đủ mạnh đáp ứng yêu cầu thực tiễn để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. (ii) Vốn tín dụng chưa thực sự trở thành một kênh chủ yếu để PTNN; chất lượng tín dụng chưa cao, thủ tục cho vay tuy đã được cải tiến, nhưng vẫn còn rườm rà, gây phiền hà cho hộ sản xuất. (iii) Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động và cho vay giữa các nguồn vốn để PTNN của huyện. Những hạn chế trên bắt nguồn từ nguyên nhân: (i) Công tác vận động chưa tốt dẫn đến chưa khai thác được triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào PTNN; (ii) Nhiều vấn đề vướng mắc về cơ chế huy động vốn để PTNN đã được phát hiện nhưng chậm được đổi mới; (iii) Chưa xây dựng được một hệ thống chính sách (chính sách đầu tư, chính sách giá cả, lãi suất, chính sách tín dụng, chính sách khoa học - công nghệ...) đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn; (iv) Chưa có một cơ chế quản lý vốn đầu tư thống nhất giữa huyện với các cơ quan, tổ chức tài trợ vốn để PTNN, dẫn đến quản lý vốn chồng chéo gây thất thoát, lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 89 - 90)