Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nôngnghiệp theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nôngnghiệp theo hướng

để cải thiện đời sống và tăng thu nhập của người lao động.

* Nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp

Phát triển SXNN theo hướng sản xuất hàng hóa yêu cầu phải mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp đó là tăng năng suất nông nghiệp và giá trị SXNN một cách ổn định. Chỉ có tăng năng suất mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp. Trong SXNN, để đạt được năng suất, sản lượng sản phẩm một cách hiệu quả, người sản xuất cần phải bỏ ra chi phí theo khả năng sản xuất. PTNN theo hướng sản xuất hàng hóa là phát triển với mức tăng trưởng hợp lý, có giá trị SXNN cao, phát triển có kế hoạch cân đối, có tầm nhìn, gắn với thị trường.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa xuất hàng hóa

1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên

Sản xuất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng khá lớn bởi điều kiện tự nhiên. Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi bao gồm lượng mưa, nhiệt độ trung bình cao nhất, nhiệt độ trung bình thấp nhất, số giờ nắng, bão gió, hạn hán, lụt lội, dịch bệnh. Thời tiết, khí hậu thuận lợi sẽ làm tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp; ngược lại, khi các nhân tố trên không thuận lợi, sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng không chỉ trong vụ mùa đó mà còn ảnh hưởng kéo dài qua những năm tiếp theo.

Để phát triển SXNN ổn định, bền vững thì vấn đề đặt ra là phát triển SXNN phải bảo đảm sự phù hợp với đặc điểm tự nhiên. Phát triển SXNN sẽ ổn định khi điều kiện tự nhiên thuận lợi và ngược lại.

1.1.5.2. Các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp

Để phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng. Chính sách cho phát triển nông nghiệp được ban hành từ các Bộ, ngành Chính phủ đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, cộng đồng và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến SXNN.

Các chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp chủ yếu là các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách cung cấp giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chính sách tín dụng cho SXNN, quy hoạch đất SXNN, quy hoạch phát triển KT - XH ... Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp bền vững và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào SXNN.

1.1.5.3.Chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Một trong các nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả, SXNN đó là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến SXNN.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ từ khâu chọn giống, trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật điều trị bệnh cho động vật… nhằm đạt năng suất cao, góp phần tái tạo đất và môi trường sinh thái là nhân tố quan trọng trong phát triển SXNN bền vững. Việc ứng dụng đồng bộ, hiệu quả các nhân tố này một cách tối ưu sẽ làm tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất và đem lại lợi nhuận cao hơn.

1.1.5.4. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Cũng như sự phát triển các ngành khác, vốn cho SXNN là điều kiện cần để người sản xuất đầu tư về tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, thuê nhân công để tiến hành sản xuất. Hầu hết, các hộ và cộng đồng đều phải đi vay vốn

để sản xuất lúa và chăn nuôi theo quy mô lớn. Do đó, vốn là điều kiện tiên quyết, là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Việc xác định mức vốn, lãi suất, thời gian để cho vay ảnh hưởng rất lớn đến SXNN. Cho vay phải đáp ứng đủ nhu cầu, đúng thời điểm, thời gian cho vay phải hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất thì mới phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả.

1.1.5.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp bền vững. Thị trường là nhân tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất - buôn bán nông sản (FAO, 2012b). Mỗi đơn vị, tổ chức SXNN cần dựa vào và phân tích tín hiệu thị trường (giá đầu vào và giá đầu ra, lợi nhuận...), quan hệ cung, cầu hàng hoá (số lượng, chất lượng, chủng loại và cơ cấu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ...) trên thị trường để đưa ra các quyết định sản xuất của mình. Việc đưa ra quyết định một cách đúng đắn sẽ góp phần giúp cho SXNN được ổn định, bền vững. Các nhân tố thị trường bao gồm: thị trường đầu ra (sản phẩm và dịch vụ, số lượng và chất lượng, giá bán và khả năng tiêu thụ sản phẩm), thị trường đầu vào (số lượng, giá đầu vào, khả năng cung cấp) và giá cả.

1.1.5.6. Lao động và chất lượng nguồn lao động sản xuất nông nghiệp

SXNN là một ngành đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch, nó dựa vào nhân tố kỹ thuật. Chính vì vậy, lao động SXNN không chỉ đòi hỏi phải có sức khỏe, sự cần mẫn, khéo léo, kinh nghiệm mà cần phải có kiến thức và có trình độ văn hóa nhất định để tiếp thu học hỏi và áp dụng các giải pháp kỹ thuật một cách tốt nhất, biết xử lý tình huống trong quá trình sản xuất, biết chọn lọc và đưa ra các phương án hữu hiệu nhằm đạt tối đa năng suất, tiết kiệm chi phí mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).

Trình độ nhận thức và trình độ lao động của người sản xuất ngày càng được nâng lên, cùng với đức tính cần cù, sáng tạo, chịu khó, có nhiều kinh

nghiệm trong việc gieo trồng, thâm canh và chăn nuôi đạt năng suất cao là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến PTNN bền vững cả ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trình độ nhận thức và trình độ lao động của người sản xuất cao sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất có lãi, tích lũy tăng tạo điều kiện tăng lượng vốn đầu tư ngược trở lại cho SXNN, góp phần ổn định PTNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)