Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện; các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình phát triển kinh tế nông thôn, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ cung cấp (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư), của huyện và các xã huyện Lâm Thao; những số liệu này thu thập chủ yếu ở phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện.

Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan,... được sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân tham gia sản xuất hàng hóa.

Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan khoa học, đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.

Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính. Đề tài sẽ điều tra 3 đơn vị hành chính đại diện tiêu biểu cho 3 vùng của huyện là các xã: Tiên Kiên, Cao Xá, Hợp Hải.

Xã Tiên Kiên là đại diện cho tiểu vùng thượng huyện. Xã Cao Xá là các xã đại diện cho tiểu vùng trung huyện. Xã Hợp Hải là các xã đại diện cho tiểu vùng hạ huyên.

Đề tài sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn hộ gia đình theo phương pháp tính mẫu Slovin. Ba xã Tiên Kiên, Cao Xá và Hợp Hải có khoảng 800 hộ gia đình làm nông nghiệp. Áp dụng công thức sau:

Trong đó:

n: Số mẫu được chọn N: Tổng thể

e: Sai số chuẩn với α = 0.05

n= 800/(1+800*0,05^2) = 266,67 hộ => Lựa chọn 270 hộ. Số mẫu được phân phối theo bảng dưới đây:

STT Đơn vị Số lượng mẫu (hộ gia đình) Tỷ lệ

1 Tiên Kiên 90 33,33

2 Cao Xá 90 33,33

3 Hợp Hải 90 33,34

Tổng 270 100.0

Chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra theo danh sách hộ trong khu dân cư do Trưởng khu cung cấp (Danh sách này sẽ loại trừ các hộ không có liên quan đến sản xuất nông nghiệp). Các hộ được chọn bao gồm cả các hộ khá, trung bình và nghèo trong khu.

Mục đích của điều tra kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan đến sản xuất như chính sách, lao động, việc làm, vốn, tư liệu sản xuất, khó khăn trong sản xuất... đặc biệt là mô hình và phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong hiện tại và tương lai của các hộ nông dân ở điểm nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp, sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp, phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ.

- Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo vùng sinh thái… để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua phương pháp này để phân tích tài liệu được khoa học, khách quan.

- Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về hoạt động phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i).

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

ti = yi ; i = 2,3,.. n yi-1

Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti = Yi ; i = 2,3,.. n Y1

Trong đó: Yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển bình quân

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t Hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu * Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần)

Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: = - 1 ( nếu tính bằng lần) hoặc: = % - 100 (nếu tính bằng %)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)