Kinh nghiệm phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

của một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.

Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 - 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 85%.

Từ năm 2005 đến nay bằng nhiều nguồn lực, tỉnh đã đầu tư gần 5.000 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, triển khai 37 nhiệm vụ KH và CN trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chế biến nông lâm thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng tiếp cận, vận hành và ứng dụng kết quả chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất và quản lý, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Sở KH và CN thường xuyên phối hợp với Sở NN và PTNT tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều kỹ thuật mới đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất ở cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất giống thủy sản đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhân tạo nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, gồm: ngao, tôm chân trắng, cua biển, cá trình, tu hài, hàu, cá lăng, cá song, cá vược, cá song chấm nâu. Trong đó năng lực sản xuất giống ngao, hàu và tôm chân trắng đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực.

Cùng với sản xuất giống, việc cải tiến quy trình kỹ thuật các loại con nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng được nghiên cứu hoàn thiện và hợp lý hóa, tạo được hiệu quả kinh tế cao.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một trong các tỉnh được Bộ NN-PTNT chọn thực hiện thí điểm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn từ vụ xuân 2012. Mặc dù khi khởi xướng, mọi sự chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân của nông dân đã cơ bản xong xuôi, Thái Bình vẫn quyết tâm mở màn bằng 2 cánh đồng với diện tích 100 ha tại 2 xã Nguyên Xá - Vũ Thư và Vũ Hòa - Kiến xương.

Toàn bộ quá trình sản xuất được chỉ đạo thống nhất về lịch thời vụ, gieo, cấy, bón thúc, phun phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn với nguyên tắc 4 đúng và hiệu quả, vỏ bao thuốc BVTV được hướng dẫn thu gom vào các bể, các lò đốt để tiêu hủy với sự tài trợ của Công ty CP BVTV An Giang, như vậy môi trường sản xuất đã trong sạch hơn.

Sản xuất hạt giống muốn đảm bảo độ đúng giống cần phải được khử lẫn 2 đợt trước thu hoạch, quá trình khử lẫn được chỉ đạo tập thể và làm triệt

để, kỹ càng, đảm bảo giống được thu hoạch đạt yêu cầu các chỉ tiêu về kiểm định đồng ruộng trước thu hoạch, hạt giống cũng được chỉ đạo thu hoạch tập trung bằng máy gặt đập liên hợp.

Ở đây, với sự tham gia của các DN cung ứng đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra, lực lượng khuyến nông và HTXDVNN, quá trình sản xuất được quản lý chặt chẽ về dịch hại (IPM), quản lý cây trồng (ICM), 4 lần tập huấn và hướng dẫn cho nông dân tham gia mô hình đã được các cán bộ FF, cán bộ khuyến nông và cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương phối hợp thực hiện, nông dân được phát và hướng dẫn sổ tay ghi chép đồng ruộng.

Thành công của mô hình mẫu lớn tại Thái Bình là một sự cố gắng trong tổ chức, tuyên truyền, vận động bài bản, và cũng phải nói thẳng rằng, chỉ có hiệu quả, lợi nhuận cao nhờ việc chỉ đạo và áp dụng đồng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới thuyết phục được gần 400 hộ nông dân như vậy. Đó cũng chính là mục tiêu mà “cánh đồng mẫu” hướng tới, xây dựng nông thôn mới để thực hiện được tiêu chí gia tăng thu nhập cho nông dân, chỉ có tổ chức lại sản xuất theo hướng này mới góp phần thay đổi diện mạo của sản xuất nông nghiệp và nông dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong sản xuất lúa, tỉnh Thái Bình cũng thành công trong việc gieo trồng các cây màu. Thay vì bằng mọi cách chạy theo thành tích, nhiều địa phương đã chủ động hơn trong việc duy trì sản xuất. Việc mở rộng diện tích cây ngô đông từ 5.000ha lên 8.000ha để thay thế những cây trồng đạt hiệu quả thấp là một thành công vượt bậc.

Từ kết quả đạt được, không thể phủ nhận sự quyết tâm của nông dân và các địa phương. Và khẳng định, vai trò của những chính sách hỗ trợ nông dân như một kích cầu quan trọng không thể thiếu trong mỗi vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)