Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 114 - 120)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Giải pháp phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tạ

4.4.6. Các giải pháp khác

4.4.6.1 Giải pháp về giống

Xác định đối với nông nghiệp thì giống là tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất giống và cung ứng giống, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác giống địa phương. Đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng sản xuất nông nghiệp, cung cấp đủ nguyên liệu có chất lượng cho chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Đối với giống cây cây lương thực: Đẩy mạnh sản xuất, cung ứng giống lúa, ngô có năng suất cao; nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới tiến bộ kỹ thuật sản xuất trong nước và nhập nội để đưa nhanh vào sản xuất.

- Đối với giống vật nuôi: Đàn lợn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu giống, đưa giống mới có năng suất và thị trường vào sản xuất. Đàn gia cầm ngoài những giống tiến bộ, cần khuyến khích nuôi những loại gà địa phương. Có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển, bảo tồn những loại con nuôi đặc sản của địa phương.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông... đến từng xã nhằm đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất theo hướng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ bền vững. Hiện nay các dịch bệnh nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi như bệnh lở mồm long móng ở đàn gia súc, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm H5N1 ở gia cầm,... đang có tác động lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. Vì vậy cần thiết phải quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để quản lý và kiểm soát dịch bệnh, kịp thời phòng chống dịch khi xảy ra.

4.4.6.2. Giải pháp thu hút vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở chế biến nông sản... Có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm quản lý, sản xuất đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt. Đặc biệt chú ý đến các giải pháp phát huy nội lực, tránh tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào các

nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn.

Về hệ thống thủy lợi: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích lúa và cây màu vụ đông.

4.4.6.3.Giải pháp về vốn, nguồn nhân lực và phát triển quan hệ sản xuất Thứ nhất, về vốn

Những hạn chế về cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống bảo quản, công nghiệp chế biến… là những trở ngại cho Phú Bình đối với việc khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá.

Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh đường giao thông liên xã, liên thôn, đường ra đồng ruộng để đảm bảo cho lưu thông hàng hoá nông sản được thuận lợi, chắc chắn sẽ kích thích hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Tỉnh cần đầu tư một phần, nông dân sẽ góp công lao động trên tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để làm đường nông thôn, đường nội đồng… Đây là lĩnh vực đầu tư rất tốn kém, phải xây dựng trong nhiều năm liên tục.

Đối với các hộ giàu vay nhiều vốn, vay dài hạn, cần có thế chấp tài sản nhà cửa, các vật dụng quy định, máy móc dùng trong sản xuất. Tài sản thế chấp không phải là trở ngại đối với các nhóm hộ này.

Nhóm hộ trung bình và nghèo thường không có tài sản thế chấp khi vay vốn. Cho nhóm hộ này vay vốn theo nhóm, vay ít và trả vốn khi kết thúc vụ thu hoạch. Kiểu vay này có tác dụng rất rõ rệt. Đại bộ phận hộ nông dân sau vụ thu hoạch đều trả được nợ vay của ngân hàng. Như vậy là ngay cả những hộ nông dân nghèo vẫn có thể vay được. Tuy nhiên, việc tổ chức, năng lực của các ngân hàng nông nghiệp địa phương phải kiểm tra cho vay đúng mục đích sản xuất với số lượng vốn cho vay hợp lý để hộ nông dân có thể trả được. Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, khắc phục tình trạng kênh mương xuống cấp…nhằm đảm bảo tưới tiêu chủ động và ổn định sản xuất nông nghiệp.

Cải tạo hệ thống cung cấp điện ở nông thôn: Do thực trạng hiện nay hầu hết các xã, thôn ở Lâm Thao đều đã có điện cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nhưng mạng lưới điện thô sơ, tổn thất điện năng quá lớn, giá mua điện lại cao. Muốn phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn không thể thiếu điện năng. Đầu tư cho ngành điện để phục vụ tưới tiêu, chế biến nông sản là biện pháp thực sự thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Giá trị hàng hoá của vùng sẽ tăng thêm nhiều nếu được đầu tư thêm lao động, chế biến.

Việc nâng cấp hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng không những giúp cho nông dân phát triển sản xuất hàng hoá mà còn làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân. Bên cạnh đó quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường nông thôn trong quá trình thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm do rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi tại khu vực nông thôn..

Thứ hai, về nguồn nhân lực

Về vấn đề nguồn nhân lực cần tuyển dụng có lựa chọn đội ngũ cán bộ vào các bộ phận, cơ quan quản lý nông lâm nghiệp cấp huyện, vào đội ngũ cán bộ khuyến nông, vào các ban quản trị HTX nông nghiệp dịch vụ, vào các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước với những quy định về chế độ trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích. Tiến cử và tuyển chọn theo một quy trình chặt chẽ khách quan những con em nông dân đi đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu của sản xuất và quản lý nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo các hệ bồi dưỡng ngắn ngày, dài ngày và ký hợp đồng sử dụng. Thu nhận những con em địa phương được đào tạo chính quy tại các trường đại học về công tác, trả lương thoả đáng (Nhà nước hỗ trợ trả lương, hoặc địa phương trả). Hơn nữa cần có chính sách khuyến khích cán bộ thực sự tâm huyết với nông nghiệp nông thôn về với địa phương, hợp tác hỗ trợ phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy nông nghiệp phát triển cả về lượng và

chất. Nên áp dụng kinh nghiệm nhiều địa phương đã thực thi sự kết hợp 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà thương mại - dịch vụ.

Nguồn nhân lực đông đảo đó là lực lượng lao động nông nghiệp cần phải làm cho họ thông suốt từ cách nghĩ, cách làm của một nền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá để dần loại bỏ được những ý nghĩ thiển cận, hẹp hòi, luẩn quẩn trong vòng xoáy tự cung tự cấp.

Ở nông thôn, lực lượng lao động nữ chiếm số đông và đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần thiết tạo việc làm, tăng tiếp cận của phụ nữ tới tín dụng và khuyến nông, nâng cao trình độ và kỹ năng của phụ nữ thông qua hoạt động tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ. Củng cố và phát triển các mô hình làm ăn giỏi của phụ nữ. Can thiệp mọi hành động bất bình đẳng đối với phụ nữ ở nông thôn. Một nguồn nhân lực khác quan trọng là lực lượng trẻ ở nông thôn, để chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần mở các lớp học nghề tại địa phương, mời các chuyên gia thợ giỏi về dạy, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các lớp học.

Thứ ba, về phát triển quan hệ sản xuất

Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển các thành phần kinh tế trong sản xuất nông nghiêp. Khuyến khích củng cố và thành lập các hiệp hội ngành hàng nông lâm sản như: Hiệp hội chè, Hiệp hội chăn nuôi.... Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển công nghịêp và dịch vụ ở nông thôn; chú trọng phát triển trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông trường quốc doanh; phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích nông dân đóng góp quyền sử dụng đất và lao động của mình vào các doanh nghiệp; khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn.

Kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ dưới các hình thức như: trạm giống, bảo vệ thực vật, công ty thuỷ lợi, công ty thương mại, nông lâm

trường, chế biến nông lâm sản… có vai trò rất quan trọng. Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã cần được khuyến khích phát triển. Kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng và năng động trong cơ chế thị trường, cần có chính sách ỗ trợ phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa bàn nông nghiệp - nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện liên kết “4 nhà”, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ nông sản hàng hóa, vì giá cả mà nông dân tiếp nhận cùng với lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào kết quả làm ăn của các doanh nghiệp.

Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn hiện nay và còn tồn tại lâu dài, có vai trò to lớn trong phát triển lực lượng sản xuất; cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ thành kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, hoặc liên kết thành lập trang trại kinh doanh tổng hợp.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ hợp tác đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản, nhất là ở vùng nông thôn; trong đó cần quan tâm đến phát triển công nghệ bảo quản chế biến nông sản… đầu tư công nghệ tiên tiến chế biến sản phẩm có chất lượng cao để tăng giá trị sản phẩm hàng hoá. Củng cố và phát triển các mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực cung ứng vật tư, cây con giống nông nghiệp và có trách nhiệm cùng người dân tiêu thụ sản phẩm... bảo vệ lợi ích của người lao động.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp.

Củng cố và nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của bộ máy quản lý nông nghiệp từ tỉnh đến cấp huyện, xã và các lĩnh vực khác ở nông thôn. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,

công chức xã. Cần xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, nhất là ở cơ sở, đặc biệt là hệ thống tổ chức quản lý giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ lợi, kiểm lâm,…Tiếp tục nâng cao hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội ở nông thôn; tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân, Liên minh các hợp tác xã huyện trong việc trực tiếp thực hiện các chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Chăm lo xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 114 - 120)