Tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản cho nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 108 - 111)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Giải pháp phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tạ

4.4.3. Tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản cho nông hộ

Có thể thấy, chuỗi tiêu thụ nông sản hiện nay ở huyện Lâm Thao tồn tại nhiều nghịch lý. Nông dân phải bán với giá rẻ, còn người tiêu dùng lại mua với giá cao hơn gấp 2 - 3 lần.

Thực tế hiện nay, các hộ sản xuất nông sản tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua các hộ thu gom nhỏ hoặc bán lẻ, giá cả rất bấp bênh và thị trường tiêu thụ không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ sản xuất nhỏ và manh mún, cộng với sản phẩm chưa có thương hiệu.

Thực tế hiện nay, các hộ sản xuất nông sản tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua các hộ thu gom nhỏ hoặc bán lẻ, giá cả rất bấp bênh và thị trường tiêu thụ không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ sản xuất nhỏ và manh mún, chưa có tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm, cộng với sản phẩm chưa có thương hiệu.

Để tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, hình thành được thị trường ổn định, huyện Lâm Thao cần thực hiện những nội dung sau:

- Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung để có thể đáp ứng được các hợp đồng tiêu thụ nông sản lớn và ổn định.

- Rà soát lại các chợ tiêu thụ nông sản ở các xã, thị trấn để lập quy hoạch chi tiết mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới. Tập trung nguồn lực xây dựng chợ đầu mối nông sản tại xã Tứ Xã tạo thành đầu mối kinh doanh buôn bán hàng hóa nông sản thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi, thóc, gạo và các sản phẩm nông sản khác của huyện và các huyện, thành thị trong tỉnh.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là đổi mới và phát triển các loại hình HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012, trong đó chú trọng việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng đảm bảo gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, phát huy vai trò cầu nối giữa người sản xuất với doanh nghiệp trong việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trước mắt thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị với một số doanh nghiệp như: Công ty chế biến nông sản xuất khẩu (GOC), Công ty sản xuất thức ăn gia súc Minh Hiếu - tại Cụm Công nghiệp Hợp Hải - Kinh Kệ, Công ty chế biến xuất khầu gạo của Nhật Bản, Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty Vineco… đối với một số sản phẩm có thế mạnh như lúa chất lượng cao (J02, Kosi,...), rau an toàn, gia súc, gia cầm...

- Xây dựng Kế hoạch chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025, nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ trên thị trường đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết phân phối sản phẩm ở thị trường trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng có thế mạnh của địa phương, phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu thụ, tập trung vào thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm: lúa chất lượng cao, rau an toàn, gia súc, gia cầm, thủy sản, chuối tiêu hồng... Tích cực tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm có lợi thế được sản xuất an toàn trong chuỗi, tạo lòng tin của người tiêu dùng đối với các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên địa bàn huyện.

4.4.4. Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá cho nông hộ, áp dụng tiến bộ khao học kỹ thuật

- Phát triển công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp để gia tăng giá trị hàng nông sản.

Sản phẩm nông nghiệp thường có chu kỳ bảo quản tự nhiên rất ngắn, nếu không tiêu thụ hoặc chế biến ngay sẽ bị giảm sút hay mất hết giá trị. Vì vậy, một mặt phải mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp, mặt khác phải phát triển mạnh công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp nhằm lưu giữ và gia tăng giá trị cho nông sản. Việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản cần gắn với công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung với sự ràng buộc về lợi ích cụ thể giữa người sản xuất và người chế biến và định hướng thị trường rõ ràng. Để giải quyết vấn đề này, huyện Lâm Thao cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và nâng cao vai trò của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong việc hỗ trợ, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định cho các nông hộ. Trước mắt hỗ trợ kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, nhất là hệ thống bảo quản nhà sơ chế rau an toàn xã Tứ Xã; tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu (GOC), Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Minh Hiếu tại Cụm Công nghiệp Hợp Hải- Kinh Kệ, Nhà máy chế biến xuất khẩu gạo của Nhật Bản tại xã Cao Xá; qua đó giúp giải quyết vấn đề bảo quản, chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân trên địa bàn.

- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả quả sản xuất; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong trồng trọt, đẩy mạnh ứng dụng quy trình cơ giới hoá đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); quy trình thâm canh lúa cải tiến; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, mở rộng diện tích trồng rau an toàn; sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi giá trị, quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP); triển khai các mô hình tưới tiết kiệm, tưới cây vùng đồi.

Nghiên cứu ứng dụng quy trình chăn nuôi lợn, gà theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi an toàn dịch bệnh; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp; xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Phát triển chăn nuôi bò theo quy mô trang trại tập trung, hiện đại từ khâu giống, sản xuất chế biến thức ăn, chăm sóc, giết mổ. Mở rộng diện tích ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi thâm canh thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP; nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi thâm canh một số loại thủy sản đặc sản, đặc hữu phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 108 - 111)