Các chủ trương, chính sách phát triển nôngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 83 - 88)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở

3.3.2. Các chủ trương, chính sách phát triển nôngnghiệp

Thực tế trong nhiều năm, đã có nhiều chính sách của huyện Lâm Thao được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất như chính sách đất đai, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển SXNN, chính sách cung cấp giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chính sách tín dụng cho SXNN,... Qua đó, các chính sách đã tác động và ảnh hưởng mạnh

mẽ đến phát triển SXNN của huyện, góp phần tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bảng số liệu sau thể hiện nguyện vọng của các hộ gia đình đối với các chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước:

Bảng 3.18. Nguyện vọng của các hộ gia đình đối với các chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước

TT Nội dung Tỷ lệ trả lời

(%)

1 Được cấp GCNQSD đất 93,5

2 Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 99,6

3 Được vay vốn của ngân hàng thuận tiện 91,2 4 Được hỗ trợ các dịch vụ giống cây, con 74,5 5 Được hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kiến thức quản

lý, kỹ thuật 87,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng số liệu cho thấy, các hộ gia đình đều rất quan tâm tới các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Có 99,6% hộ gia đình có nguyện vọng được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Đối với chính sách vay vốn ngân hang có 91,2% các hộ có nguyện vọng được vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và 93,5% các hộ mong muốn được cấp quyền sử dụng đất. Đối với hỗ trợ về con giống, cây giống và chuyển giao, đào tạo khoa học kỹ thuật các hộ cũng nhất trí cao với 74,5% các hộ mong muốn được hỗ trợ giống và 87,2% các hộ mong muốn được đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong việc lập, triển khai thực hiện chính sách như:

- Đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2020 của huyện được HĐND huyện phê duyệt tại Quyết định số 01/2010/QĐ-HĐND

ngày 10/01/2011. Quy hoạch này đã được huyện đánh giá tình hình thực hiện 5 năm giai đoạn 2010-2015, trong đó có đánh giá các nội dung, chỉ tiêu, mục tiêu liên quan đến phát triển SXNN của huyện.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch liên quan đến phát triển SXNN được thể hiện như sau: đến năm 2016 tỷ lệ nhựa hóa đường cấp xã đạt 80% kế hoạch; tỷ lệ tưới qua công trình thủy lợi đạt 85% kế hoạch. Tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển SXNN nói riêng. Đó là: mục tiêu đầu tư còn mang tính dàn trải trên toàn địa bàn; chưa có chiến lược cụ thể, lâu dài cho từng ngành, từng địa bàn cụ thể, mà mới tập trung vào một số địa bàn thuận lợi (đến năm 2016 vẫn chưa xây dựng được chương trình đầu tư tổng thể cho SXNN); một số chỉ tiêu đề ra nhưng không đạt kế hoạch (tỷ lệ nhựa hóa huyện mới đạt 75,35% so với kế hoạch, tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa mới đạt 60%, tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa mới đạt 50% so với kế hoạch), vốn đầu tư còn hạn chế và chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Những hạn chế này nếu không sớm khắc phục sẽ tác động, ảnh hưởng không tốt đến phát triển SXNN của huyện Lâm Thao.

- Đối với chính sách đất đai:

Cũng giống như nhiều địa phương khác huyện Lâm Thao cũng tiến hành triển khai, thông qua quy hoạch sử dụng đất đai theo quy định. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã lập quy hoạch cho giai đoạn 5 năm (2015 -2020). Đánh giá một cách tổng quan thì quy hoạch sử dụng đất của huyện vẫn còn mang tính ngắn hạn, chưa có tầm nhìn chiến lược về dài hạn. Bên cạnh đó, do phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần trong thời gian ngắn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến tình hình SXNN nói chung và SXNN của huyện nói riêng.

Đề cập đến việc lập quy hoạch sử dụng đất đai trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Đó là: cơ sở để lập quy hoạch còn mang tính chủ quan

(chỉ căn cứ vào điều kiện tự nhiên, nguồn lực, quy định v.v.. mà chưa quan tâm đến các nhân tố khách quan, bên ngoài tác động như nhân tố cung cầu, giá cả thị trường; quy hoạch chưa cụ thể, chi tiết cho từng xã, từng vùng; quy hoạch chỉ đề cập đến diện tích sử dụng đất cho loại cây trồng, không nêu cây trồng cụ thể. Từ đó cho thấy quy hoạch được lập ra nhưng chưa thực sự có căn cứ, chưa quan tâm đến bối cảnh của sự hội nhập kinh tế quốc tế với sự biến động của thị trường, giá cả. Khi những nhân tố đó tác động, ảnh hưởng sẽ làm cho việc phát triển SXNN của huyện kém bền vững.

- Đối với chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng:

Cũng như các ngành khác, đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển SXNN là hết sức cần thiết và mang tính thường xuyên, lâu dài. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các công trình thủy lợi, kênh mương và giao thông là hết sức quan trọng.Trong những năm qua, huyện Lâm Thao đã tập trung và đầu tư nhiều công trình phục vụ cho phát triển SXNN nhưng do nguồn vốn nội lực còn hạn chế nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho SXNN phụ thuộc rất lớn vào đầu tư công, trong đó nguồn vốn cân đối từ ngân sách của tỉnh cho địa phương là chủ yếu.

Tỷ lệ vốn đầu tư công cho SXNN so với đầu tư công toàn xã hội tăng qua các năm. Cụ thể: Đối với hệ thống thủy lợi, vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi nông thôn chiếm 56,35% tổng vốn đầu tư công (năm 2014), đến năm 2016 vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi nông thôn chiếm 65,88% tổng vốn đầu tư công; Đối với hệ thống kênh mương, tỷ trong vốn đầu tư công cho kênh mương chiếm 62,45% tổng vốn đầu tư công năm 2014, đến năm 2016 tăng lên là 68,19%; Đối với hệ thống giao thông nông thôn, tỷ trọng vốn đầu tư công cho hệ thống giao thông nông thôn năm 2014 chiếm 65,83% tổng vốn đầu tư công, đến năm 2016 tăng lên là 69,23%. Như vậy, vốn đầu tư công cho SXNN và vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành nông nghiệp của huyện tăng khá mạnh qua các năm. Tuy nhiên, vốn đầu tư công cho SXNN vẫn chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ, còn ở mức thấp, kế hoạch nguồn vốn đầu tư chưa ổn định, chưa huy động và sử

dụng tốt nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để tập trung cho phát triển SXNN. Những khó khăn, hạn chế đó sẽ làm chậm, kìm hãm sự phát triển SXNN ở huyện Lâm Thao.

Thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng phục vụ cho SXNN mới đạt từ 50% đến 55% so với yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân là qua các năm, đầu tư cơ sở hạ tầng đã có những bước tiến tích cực cả về chất và lượng nhưng số lượng tăng chưa nhiều và tốc độ còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời và bảo đảm cho phát triển SXNN của huyện. Do vậy, trong thời gian tới cần có giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng để PTNN một cách bền vững.

Nhìn chung, huyện Lâm Thao đã quan tâm huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như đường, điện, chợ, trạm y tế, trường, thủy lợi… nhưng cơ sở hạ tầng chủ yếu phục vụ cho SXNN vẫn còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu của PTNN. Vì vậy, cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng chủ yếu cho phát triển SXNN, đặc biệt là hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn để bảo đảm việc tưới tiêu và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.

Bảng 3.19. Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp huyện Lâm Thao

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1 Hệ thống thủy lợi

- Đầu tư công (ĐTC) - Đầu tư cho nông nghiệp

- Tỷ trọng ĐTC/ tổng số đầu tư XH (%) - Đầu tư toàn XH cho NN

12.652 5.255 56,35 9.325 14.023 6.546 63,88 10.247 15.021 7.855 65,88 11.587 2 Kênh mương

- Đầu tư công (ĐTC) - Đầu tư cho nông nghiệp

- Tỷ trọng ĐTC/ tổng số đầu tư XH (%) - Đầu tư toàn XH cho NN

1.825 790 62,45 1.265 2.125 1.054 64,25 1.548 2.265 1.386 68,19 1.658 3 Hệ thống giao thông

- Đầu tư công (ĐTC) - Đầu tư cho nông nghiệp

- Tỷ trọng ĐTC/ tổng số đầu tư XH (%) - Đầu tư toàn XH cho NN

10.225 4.825 65,83 7.289 11.897 6.268 67,65 9.226 12.756 7.548 69,23 10.225

- Đối với chính sách cung cấp giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng và cong giống vật nuôi cùng với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân sẽ giúp cho SXNN phát triển tích cực. Tuy nhiên, các giống cây trồng và con giống vật nuôi vẫn là loại giống truyền thống, kém chất lượng, thiếu số lượng và cung cấp không đầy đủ cho các địa phương ảnh hưởng đến phát triển SXNN. Vì vậy, cần bổ sung một số giống cây trồng và con giống vật nuôi có chất lượng cao phù hợp với điều kiện địa phương để nâng cao hiệu quả và kết quả SXNN.

- Đối với chính sách tín dụng cho SXNN, chính sách tín dụng đã ban hành chưa có tính ổn định lâu dài, không phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của huyện và Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện. Nguồn tín dụng còn hạn chế, thủ tục tiếp cận vốn còn khó khăn cho người nông dân và cộng đồng SXNN. Vì vậy, cần xây dựng chiến lược vốn trên cơ sở nhu cầu, phù hợp với Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện nhằm đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển SXNN.

Nhìn chung, việc ban hành các chính sách còn mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủ động; nguồn vốn để thực thi các chính sách còn khó khăn, hạn chế v.v .. từ đó đã làm ảnh hưởng đến phát triển SXNN bền vững của huyện Lâm Thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 83 - 88)