Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 37)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện; các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình phát triển kinh tế nông thôn, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ cung cấp (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư), của huyện và các xã huyện Lâm Thao; những số liệu này thu thập chủ yếu ở phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện.

Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan,... được sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân tham gia sản xuất hàng hóa.

Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan khoa học, đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.

Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính. Đề tài sẽ điều tra 3 đơn vị hành chính đại diện tiêu biểu cho 3 vùng của huyện là các xã: Tiên Kiên, Cao Xá, Hợp Hải.

Xã Tiên Kiên là đại diện cho tiểu vùng thượng huyện. Xã Cao Xá là các xã đại diện cho tiểu vùng trung huyện. Xã Hợp Hải là các xã đại diện cho tiểu vùng hạ huyên.

Đề tài sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn hộ gia đình theo phương pháp tính mẫu Slovin. Ba xã Tiên Kiên, Cao Xá và Hợp Hải có khoảng 800 hộ gia đình làm nông nghiệp. Áp dụng công thức sau:

Trong đó:

n: Số mẫu được chọn N: Tổng thể

e: Sai số chuẩn với α = 0.05

n= 800/(1+800*0,05^2) = 266,67 hộ => Lựa chọn 270 hộ. Số mẫu được phân phối theo bảng dưới đây:

STT Đơn vị Số lượng mẫu (hộ gia đình) Tỷ lệ

1 Tiên Kiên 90 33,33

2 Cao Xá 90 33,33

3 Hợp Hải 90 33,34

Tổng 270 100.0

Chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra theo danh sách hộ trong khu dân cư do Trưởng khu cung cấp (Danh sách này sẽ loại trừ các hộ không có liên quan đến sản xuất nông nghiệp). Các hộ được chọn bao gồm cả các hộ khá, trung bình và nghèo trong khu.

Mục đích của điều tra kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan đến sản xuất như chính sách, lao động, việc làm, vốn, tư liệu sản xuất, khó khăn trong sản xuất... đặc biệt là mô hình và phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong hiện tại và tương lai của các hộ nông dân ở điểm nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp, sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp, phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ.

- Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo vùng sinh thái… để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua phương pháp này để phân tích tài liệu được khoa học, khách quan.

- Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về hoạt động phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i).

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

ti = yi ; i = 2,3,.. n yi-1

Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti = Yi ; i = 2,3,.. n Y1

Trong đó: Yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển bình quân

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t Hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu * Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần)

Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: = - 1 ( nếu tính bằng lần) hoặc: = % - 100 (nếu tính bằng %)

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

- Chỉ tiêu về tốc độ tăng trường ngành nông nghiệp: Gồm các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

- Chỉ tiêu về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Gồm cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp; cơ cầu các nhóm cây trồng vật nuôi chủ yếu như: nhóm cây lương thực, nhóm cây công nghiệp, nhóm cây ăn quả, nhóm chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Giá trị sản xuất bình quân trên một ha canh tác đối với một số mô hình canh tác và loại cây trồng chủ yếu

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả sản xuất nông nghiệp

-Chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu. -Chỉ tiêu về số lượng đàn gia súc, gia cầm; sản lượng thịt, trứng -Giá trị sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất nông sản hàng hoá

-Quy mô diện tích, sản lượng vùng sản xuất hàng hoá tập trung của một số loại cây trồng như: lúa, ngô, sắn, đậu tương, cây ăn quả và quy mô vùng chăn nuôi tập trung.

-Giá trị sản lượng nông sản hàng hoá chủ yếu -Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản

-Tỷ suất nông sản hàng hoá đối với một số nông sản chủ yếu Công thức tính Tỷ suất nông sản hàng hóa:

Để đo lường trình độ sản xuất và trao đổi hàng hóa có thể dùng chỉ tiêu “Tỷ suất nông sản hàng hóa”. Tỷ suất nông sản hàng hóa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lượng nông sản hàng hóa với tổng lượng sản phẩm sản xuất ra.Công thức 1

Tổng lượng nông sản hàng hóa

Tỷ suất nông sản hàng hóa = x100%

Tổng lượng nông sản SX trong kỳ

Tỷ suất nông sản hàng hóa cũng là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng trình độ chuyên môn hóa và trình độ huy động nông sản cho xã hội. Tỷ suất

hàng hóa tính riêng cho mọi sản phẩm chuyên môn hóa, do đó ở mẫu số và tử số chỉ tính thuần túy cho một loại sản phẩm.

Để tính tốc độ phát triển sản xuất, tăng tổng sản lượng và sản lượng hàng hóa nông sản, người ta dùng chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng.

Giá trị SP hàng hóa

Giá trị SP hàng hóa gia tăng = x100%

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện đồng bằng của tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên là: 9.769,11ha (năm 2014), có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’ - 21024’ độ vĩ Bắc và 105014’ - 105021’ độ kinh Đông. Trung tâm là thị trấn Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì khoảng 10km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh. Phía Đông giáp thành phố Việt Trì. Phía Nam giáp huyện Tam Nông. Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn, trong đó có 3 xã miền núi, 11 xã, thị trấn, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao) nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực…

3.1.1.2. Địa hình

Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán sơn địa: Có đồi, đồng ruộng của một số xã miền núi Phía bắc và cánh đồng

rộng có địa hình khá bằng phẳng ở một số xã phía Nam. Nhìn chung Lâm thao có địa hình thấp, độ cao trung bình 30-40 m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình của huyện Lâm Thao phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp, thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

3.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 190C và lượng mưa là 66,2mm. Nhiệt độ trung bình năm là 230C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng.

Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85%. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.

Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm muộn dao động trong vòng một tháng. Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng tới nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế có tác động chi phối thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, kinh tế huyện Lâm Thao tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.

* Về tốc độ phát triển kinh tế: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2016 bình quân chung đạt 4,57%, năm 2016 đạt 5,71%.

Năm 2016, tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước đạt 2.598,3 triệu đồng, tăng 5,71% so với thực hiện năm 2015. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông, lâm, thuỷ sản đạt 529,4 triệu đồng, tăng 4,1%; công nghiệp xây dựng đạt 1.416 triệu đồng, tăng 7,61%; dịch vụ đạt 652,9 triệu đồng, tăng 5,42% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Nông lâm thuỷ sản 20,37%; công nghiệp - xây dựng 54,32%; dịch vụ 25,31%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 379,3 tỷ đồng, đạt 146,2% dự toán tình giao và bằng 110,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện; trong đó thu trên địa bàn 82,24 tỷ đồng đạt 119,7% dự toán tỉnh giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND huyện. Tổng chi ngân sách nhà nước 308,8 tỷ đồng, đạt 113,1% Nghị quyết HĐND huyện, bằng 94,8% so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm

Bảng 3.1. Thu nhập bình quân giai đoạn 2014 - 2016

Năm Đơn vị

tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 26,12 33,41 37,59

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Lâm Thao

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Lâm Thao có tới 12 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề truyền thống, hiện đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn của huyện; Lâm Thao có cụm công nghiệp tập trung lớn quan trọng đang được đầu tư xây dựng, đến nay, trên địa bàn huyện có 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích 730ha.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 37)