Thực trạng phát triển sản xuất nôngnghiệp theo hướng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 74 - 82)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở

3.2.6. Thực trạng phát triển sản xuất nôngnghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa tại các hộ điều tra

Trong quá trình sản xuất phát triển kinh tế nhất là vào thời kỳ mở cửa nền kinh tế thị trường hiện nay thì các hộ nông dân để tồn tại và phát triển đều phải hướng vào vấn đề thị trường, tức là thực hiện sản xuất hàng hóa.

Đối với huyện Lâm Thao, mặc dù vấn đề kinh tế thị trường vẫn còn là vấn đề mới mẻ, song sản xuất hàng hóa đã được các hộ nông sân biết đến và tiếp cận ở các mức độ khác nhau tùy theo cách sắp xếp tổ chức của các hộ. Có hộ sản xuất ra khối lượng hàng hóa nhỏ, ví dụ mỗi năm chỉ xuất chuồng vài tạ lợn hơi, vài tấn thóc... nhưng bên cạnh có những hộ sản xuất ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn có giá trị hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Quy mô sản xuất, mức độ thu nhập giữa các hộ nông dân sản xuất hàng hóa trong một vùng và giữa các vùng, các xã cũng có sự khác nhau.

Vì số lượng hộ nông dân sản xuất hàng hoá của huyện Lâm Thao phân bố không đều và khoảng cách xa nên chúng tôi không thể điều tra được toàn bộ, mà chỉ chọn ra những hộ đại diện theo phương pháp chọn điển hình của các xã thuộc các vùng khác nhau để phân tích phục vụ đề tài. Cho nên số liệu đưa ra trong luận văn có thể là chưa chính xác tuyệt đối, nhưng chắc chắn những kết luận rút ra được sẽ mang tính đại diện cho cho toàn huyện.

* Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hóa

Dựa trên tiêu chí xếp loại hộ nông dân theo quy mô hàng hoá. Qua quá trình xét chọn chúng tôi đã chọn được 270 hộ nông dân tiêu biểu cho các loại hộ nông dân theo quy mô hàng hoá của 3 xã thuộc ba vùng của huyện Lâm Thao.

Bảng 3.12. Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hóa

Chỉ tiêu

Xã Tiên Kiên Xã Cao Xá Xã Hợp Hải Tổng số

SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Hộ sản xuất hàng hóa lớn 13 14,44 19 21,11 12 13,33 44 16,30 Hộ sản xuất hàng hóa trung bình 35 38,89 32 35,56 34 37,78 101 37,40 Hộ sản xuất hàng hóa nhỏ 42 46,67 39 43,33 44 48,89 125 46,30 Tổng cộng 90 100 90 100 90 100 270 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua biểu trên ta thấy nếu nhìn vào tổng thể chung của 3 xã thì các hộ hàng hoá không có sự chênh lệch lớn. Nếu xét theo từng vùng thì có sự chênh lệch rõ rệt:

Xã Tiên Kiên nằm ở vùng phía Bắc của huyện, có lợi thế phát triển các cây công nghiệp lâu năm và lâm nghiệp. Hộ hàng hóa nhỏ chiếm 46,67%, thấp nhất là hộ hàng hóa lớn chiếm 14,44%.

Phía Đông là xã Cao Xá, các hộ nông dân sản xuất hàng hóa chuyên phát triển nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc nên hộ hàng hóa lớn chiếm 21,11% cao hơn so với các xã.

Xã Hợp Hải thuộc phía Nam của huyện có lợi thế về phát triển mạnh nông nghiệp, sản xuất lương thực và kinh doanh dịch vụ. Hộ hàng hóa nhỏ là chủ yếu chiếm 48,89%.

* Về tình hình sản xuất hàng hóa của các hộ điều tra

Bảng 3.13. Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2016

Phân loại hộ

Tổng GTSPHH

Trong đó

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản

SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Bình quân chung 23,846 100 12,896 54,08 10,141 42,53 0,809 3,39 1. Theo vùng - Xã Tiên Kiên 23,378 100 12,125 51,86 10,426 44,60 0,827 3,54 - Xã Cao Xá 23,724 100 12,687 53,48 10,125 42,68 0,912 3,84 - Xã Hợp Hải 24,436 100 13,875 56,78 9,872 40,40 0,689 2,82

2. Theo quy mô sản xuất hàng hóa

- Hộ hàng hóa lớn 27,254 100 14,623 53,65 11,714 42,98 0,917 3,37

- Hộ hàng hóa TB 23,851 100 12,961 54,34 10,278 43,09 0,612 2,57

- Hộ hàng hóa nhỏ 20,433 100 11,103 54,34 8,431 41,26 0,899 4,40

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Các sản phẩm hàng hóa của hộ nông dân chủ yếu là nông sản. Chăn nuôi thủy sản ở huyện chưa được đầu tư thâm canh, cơ cấu giống thủy sản chủ yếu là các giống truyền thống nên giá trị sản phẩm hàng hóa chưa cao. Qua bảng 3.11 ta thấy, quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân của hộ điều tra là 23,846 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt là 12,896 triệu đồng, chăn nuôi là 10,141 triệu đồng và thủy sản là 0,809 triệu đồng.

Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của các nhóm hộ rất đa dạng. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 54,08%, chủ yếu là các sản phẩm cây hàng năm như lúa, ngô…; cây công nghiệp lâu năm như chè, sơn. Ngành chăn nuôi

chiếm tỷ trọng 42,53% chủ yếu là chăn nuôi lợn, trâu, bò và gia cầm. Tỷ trọng hàng hóa của hộ ngành thủy sản là rất thấp chỉ chiếm 3,39%.

Phân tích giá trị sản phẩm hàng hóa theo vùng, cao nhất là xã Hợp Hải 24,436 triệu đồng trong đó giá trị sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt 13,875 triệu đồng, ngành chăn nuôi là 9,872 triệu đồng, ngành thủy sản là 0,689 triệu đồng; thấp nhất là xã Tiên Kiên 23,378 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt là 12,125 triệu đồng, ngành chăn nuôi là 10,426 triệu đồng và ngành thủy sản là 0,827 triệu đồng. Cơ cấu sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt cao nhất là xã Hợp Hải 56,78%, thấp nhất là xã Tiên Kiên 51,87%; ngành chăn nuôi cao nhất là xã Tiên Kiên 44,60%, thấp nhất là xã Hợp Hải 40,40%; ngành thủy sản cao nhất là xã Cao Xá 3,84%, thấp nhất là xã Hợp Hải 2,82%.

Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa đã thể hiện rõ theo định hướng phát triển của từng xã: xã Tiên Kiên phát triển mạnh ngành chăn nuôi; xã Cao Xá phát triển mạnh nhất ngành thủy sản; xã Hợp Hải phát triển mạnh ngành trồng trọt.

Phân tích giá trị sản phẩm hàng hóa theo quy mô sản xuất hàng hóa thì không có sự chênh lệch nhiều về cơ cấu giá trị hàng hóa giữa các ngành, điều khác nhau chủ yếu là về quy mô giá trị hàng hóa. Nhóm hộ hàng hóa lớn có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa là 27,254 triệu đồng, nhóm hộ hàng hóa trung bình là 23,851 triệu đồng, nhóm hộ hàng hóa nhỏ là 20,433 triệu đồng.

Như vậy các hộ có hướng sản xuất khác nhau về quy mô hàng hóa và cơ cấu sản phẩm hàng hóa rất khác nhau. Nhóm hộ hàng hóa lớn có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa gấp 1,14 lần hộ hàng hóa trung bình và gấp 1,33 lần hộ hàng hóa nhỏ. Vậy là khoảng cách quy mô sản xuất hàng hóa giữa các hộ chênh lệch chưa cao, thể hiện mức độ sản xuất hàng hóa còn hạn chế.

* Tình hình các hộ điều tra theo phân sản phẩm hàng hóa

Bảng 3.14. Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm trồng trọt theo hàng hóa bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2016

Phân loại hộ Tổng GTSPTT Trong đó Cây lương thực Cây thực phẩm Cây lâu năm SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) 1. Theo vùng - Xã Tiên Kiên 12,125 100 4,53 37,3 1,795 14,9 5,8 47,8 - Xã Cao Xá 12,687 100 6,12 48,2 4,15 32,7 2,417 19,1 - Xã Hợp Hải 13,875 100 6,25 45,1 4,34 31,2 3,285 23,7

2. Theo quy mô sản xuất hàng hóa

- Hộ hàng hóa lớn 14,623 100 3,25 22,3 4,51 30,8 6,863 46,9

- Hộ hàng hóa TB 12,961 100 4,21 32,6 3,74 28,8 5,011 38,6

-Hộ hàng hóa nhỏ 11,103 100 6,51 58,6 3,02 27,1 1,573 14,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng số liệu cho thấy, giá trị sản xuất nông sản trồng trọt theo sản xuất hàng hóa có sự khác nhau giữa các loại cây trồng. Cụ thể:

- Theo vùng

+ Tại xã Tiên Kiên sản phẩm nông sản trồng trọt theo sản xuất hàng hóa chủ yếu là cây lương thực (gạo, ngô, khoai, sắn) đạt 4,53 triệu đồng tương đương 37,3% và cây lâu năm đạt 5,8 triệu đồng tương đương 47,8%. Cây thực phẩm giá trị chỉ đạt 1,795 triệu đồng chiếm 14,9%.

+ Xã Cao Xá, và xã Hợp Hải cây lương thực và cây thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn. Cây lương thực tại xã Cao Xá đạt 6,12 triệu đồng (chiếm 48,2%) và xã Hợp Hải đạt 6,25 triệu đồng (chiếm 45,1%). Cây thực phẩm tại xã Cao Xá đạt 4,15 triệu đồng (chiếm 32,7%) và xã Hợp Hải đạt 4,34 triệu đồng (chiếm 31,2%). Cây lâu lắm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Theo quy mô sản xuất

+ Các hộ hàng hóa lớn chủ yếu trồng cây lâu năm và cây thực phẩm. Cây lâu năm đạt giá trị là 6,863 triệu đồng (chiếm 46,9%), cây thực phẩm đạt 4,51 triệu đồng (chiếm 30,8%). Cây lương thực chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với 22,3%.

+ Đối với hộ sản xuất trung bình, cây lâu năm đạt 5,011 triệu đồng chiếm 38,6%, cây lương thực đạt 4,21 triệu đồng chiếm 32,6%. Cây thực phẩm chỉ đạt 3,74 triệu đồng, chiếm 28,8%.

+ Đối với hộ sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu là trồng cây lương thực và thực phẩm, cây lương thực đạt 6,51 triệu đồng chiếm 58,6%, cây thực phẩm đạt 3,02 triệu đồng chiếm 27,1%, cây lâu năm chỉ đạt 1,573 triệu đồng chiếm 14,3%.

Chăn nuôi

Bảng 3.15. Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm chăn nuôi theo hàng hóa bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2016

Phân loại hộ Tổng GTSPCN Trong đó Trâu Lợn Gia cầm SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) 1. Theo vùng - Xã Tiên Kiên 10,426 100 3,016 28,9 1,05 10,2 3,21 30,7 3,15 30,2 - Xã Cao Xá 10,125 100 1,15 11,46 2,58 25,4 3,11 30,7 3,285 32,44 - Xã Hợp Hải 9,872 100 2,01 20,3 1,58 16,1 2,132 21,5 4,15 42,1

2. Theo quy mô sản xuất hàng hóa

- Hộ hàng hóa lớn 11,714 100 1,12 9,7 2,45 20,9 4,54 38,7 3,604 30,7

- Hộ hàng hóa TB 10,278 100 1,01 9,8 2,02 19,6 4,01 39,1 3,238 31,5

- Hộ hàng hóa nhỏ 8,431 100 1,17 14,0 2,69 31,9 2,47 29,2 2,101 24,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng số liệu trên thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm chăn nuôi theo hàng hóa bình quân ở hộ nông dân điều tra thực tế, cụ thể:

+ Tại xã Tiên Kiên, chăn nuôi lợn đạt 3,21 triệu đồng chiếm 32,7%. Tiếp theo là chăn nuôi gia cầm đạt 3,15 triệu đồng chiếm 30,2%. Chăn nuôi trâu chiếm tỷ trọng 28,9% và chăn nuôi bò chiếm 10,2%.

+ Tại xã Cao Xá, chăn nuôi gia cầm chiếm tỷ trọng lớn với 32,44%, tiếp theo là chăn nuôi lợn chiếm 30,7%, chăn nuôi bò chiếm 25,4%, chăn nuôi trâu chiếm tỷ trọng thấp nhất với 11,46%.

+ Tại xã Hợp Hải, chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng là gia cầm với 42,1%, tiếp theo là chăn nuôi lợn chiếm 21,5%. Chăn nuôi trâu và bò chiếm tỷ trọng thấp nhất với 20,3% và 16,1%.

- Theo quy mô sản xuất hàng hóa

+ Các hộ gia đình sản xuất lớn chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm. Trong đó, chăn nuôi lợn chiếm 38,7%, chăn nuôi gia cầm chiếm 30,7%, chăn nuôi bò chiếm 20,9% và chăn nuôi trâu chiếm 9,7%.

+ Đối với các hộ gia đình sản xuất trung bình cũng tương tự hộ gia đình sản xuất lớn, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng cao với 39,1%, tiếp theo là chăn nuôi gia cầm chiếm 31,5%. Chăn nuôi bò chiếm 19,6%, cuối cùng chiếm tỷ trọng thấp nhất là chăn nuôi trâu chiếm 9,8%.

+ Các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ thì chăn nuôi bò chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chăn nuôi. Chăn nuôi bò chiếm 31,9% tỷ trọng chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm đạt 2,47 triệu đồng chiếm 29,2% tỷ trọng. Chăn nuôi lợn chiếm 24,9% tỷ trọng cơ cấu chăn nuôi. Chăn nuôi trâu đạt 1,17 triệu đồng, chiếm 14,0% tỷ trọng chăn nuôi.

* Đời sống của các hộ sản xuất hàng hóa

Huyện Lâm Thao mặc dù là huyện nằm giáp thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ nhưng cuộc sống của các hộ nông dân ở các xã trong huyện chưa thực sự cao, sản phẩm của các hộ nông dân chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn là đem bán ra thị trường.

- Mức thu nhập:

Mức thu nhập bình quân chung của các hộ ở các xã điều tra là 4,502 triệu đồng/khẩu và 7,238 triệu đồng/lao động (Bảng 3.16).

Bảng 3.16. Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra năm 2016

ĐVT: Triệu đồng Phân loại hộ Tổng thu nhập Trong đó Từ NLN Từ ngoài NLN

Khẩu Khẩu Khẩu

Bình quân chung 4,502 7,238 3,248 5,710 1,254 1,529

1. Theo vùng

- Xã Tiên Kiên 4,361 7,242 3,125 5,713 1,236 1,529 - Xã Cao Xá 4,462 7,139 3,254 5,687 1,208 1,452 - Xã Hợp Hải 4,682 7,334 3,364 5,729 1,318 1,605 2. Theo quy mô sản xuất hàng hóa

- Hộ hàng hóa lớn 6,035 9,093 4,687 7,216 1,348 1,877 - Hộ hàng hóa TB 4,442 7,541 3,155 5,937 1,287 1,604 - Hộ hàng hóa nhỏ 3,028 5,081 1,901 3,976 1,127 1,105

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Như vậy mức sống của các hộ nông dân phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 72,10%, ngoài sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 27,90%. Nếu phân theo các xã điều tra thì xã Hợp Hải có mức sống của khẩu cao nhất 4,682 triệu đồng, thấp nhất là xã Tiên Kiên.

Nếu phân tích theo quy mô sản xuất hàng hóa, nhóm hộ hàng hóa lớn có mức thu nhập 6,035 triệu đồng gấp 1,36 lần so với hộ hàng hóa trung bình và 2,0 lần nhóm hộ hàng hóa nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 74 - 82)