Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
hóa ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
3.4.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả như sau:
- Bước đầu đã xây dựng được vùng sản xuất nông nghiệp tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình.Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện bình quân năm 2016 đạt 37,59 triệu đồng /người/năm.
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản tăng lên. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng diện tích cây có giá trị kinh tế cao, giảm diện tích cây có giá trị kinh tế thấp phù hợp với nhu cầu thị trường. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Sản xuất nông sản hàng hóa phát triển theo chiều hướng đa dạng hoá sản phẩm. Ngành trồng trọt và chăn nuôi có những bước phát triển tích cực, giá trị sản xuất tăng cao qua từng năm, ngành lâm nghiệp cũng đã được quan tâm. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và qua thực tiễn phát triển, đã xác định được thế mạnh kinh tế nông nghiệp của huyện là: kinh tế đồi rừng và chăn nuôi đại gia súc.
- Năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng qua các năm, nâng cao giá trị sản xuất trên một ha gieo trồng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
- Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp phục vụ nông nghiệp như tưới, tiêu, cung ứng giống cây, con,… được chú trọng, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, cải tạo giống gia súc… được triển khai thực hiện tốt, đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất nông nghiệp trong những năm qua.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, đời sống dân sinh từng bước được xây dựng đã tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện diễn ra thuận lợi.
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tích đạt được, sản xuất NSHH của nông hộ huyện Lâm Thao còn có những hạn chế cần khắc phục sau:
Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp còn rất thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành.
Thứ hai, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, số mô hình trang trại sản xuất hàng hóa lớn chưa nhiều. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao
Thứ ba, nông sản xuất bán chủ yếu là sản phẩm thô, không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhưng trình độ canh tác của đa số nông hộ còn lạc hậu, manh mún, mang tính thời vụ, năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản còn thấp. Hầu hết các sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp, chưa chú trọng đúng mức khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch nên
khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường nên nông sản chưa có thương hiệu.
Thứ tư, tính liên kết giữa các chủ thể có liên quan đến sản xuất, kinh doanh nông nghiệp còn rất hạn chế.
Chưa có được mối liên kết bền vững giữa những hộ sản xuất với các doanh nghiệp chế biến, các đại lý thu mua sản phẩm trên cơ sở xử lý hài hoà, cân bằng các lợi ích. Các chợ tiêu thụ nông sản ở các xã, thị trấn chưa được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới; công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng có thế mạnh của địa phương còn hạn chế.
Chưa chú trọng phát triển các tổ chức của nông dân như tổ chức Hợp tác xã, các Hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội thương mại, Hiệp hội hàng hoá, các Ngân hàng hợp tác của nông dân. Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp còn thấp, hợp tác xã chưa phát huy được vai trò trong việc tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về cây trồng, vật nuôi, liên kết với doanh nghiệp trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Thứ năm, việc dồn điển, đổi thửa, tích tụ và tập trung đất đai hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hoá có quy mô lớn còn chậm.
Để phát triển nông nghiệp hàng hoá đòi hỏi các hộ phải tích tụ ruộng đất lớn. Thực tế hiện nay, ruộng đất của nông hộ còn quá manh mún. Với những hộ trồng trọt, mỗi hộ có 2 đến 10 sào ruộng nhưng mỗi sào lại ở một nơi. Hộ nào cũng muốn có ruộng nằm ở vị trí đất đẹp để sản xuất thuận lợi. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dồn điền đổi thửa chậm của các nông hộ. Do không tích tụ được ruộng đất, sản xuất nông sản còn nhỏ lẻ, các hộ gặp khó khăn trong thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thực hiện sản xuất theo VietGAP để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái, chưa có được vùng nông nghiệp hàng hóa
chuyên canh quy mô lớn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường.
Với những hộ chăn nuôi, do chưa có khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư nên đã gây ô nhiễm môi trường, dễ phát tán dịch bệnh, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thứ sáu, một số chính sách của Nhà nước nói chung, của huyện Lâm Thao nói riêng chưa có tác dụng kích thích mạnh mẽ sản xuất NSHH.
Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp nói chung còn chậm, chưa nhanh nhạy với cơ chế thị trường, tính hiệu lực cũng chưa cao. Những chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp cũng có những kết quả nhất định nhưng hiệu quả đạt được không cao, có nhiều khiếm khuyết, cần bổ sung và sửa đổi.
3.4.3. Nguyên nhân của những yếu kém hạn chế.
Nguyên nhân khách quan
- Điều kiện địa hình một số xã miền núi không thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa sản xuất. Nhiều vùng diện tích đất canh tác nằm trên đồi, do đó việc xây dựng hệ thống tưới tiêu, sử dụng máy móc gặp nhiều khó khăn.
- Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong những năm qua, công tác phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai đã được UBND huyện quan tâm chú trọng.
Đối với ngành chăn nuôi, hàng năm Trạm thú y đã tiến hành tiêm hàng nghìn mũi vắc xin các loại nhưng một phần do sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh mới, mặt khác do ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao nên để xảy ra tình trạng lây lan ra diện rộng, gây khó khăn cho công tác ngăn chặn dịch bệnh.
Nguyên nhân chủ quan.
- Công tác định hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức.
- Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị còn hạn chế; việc liên kết chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cao, chất lượng sản phẩm tuy đã được quan tâm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
- Một số chủ trương, chính sách về dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất, cơ giới hóa nông nghiệp,... triển khai thực hiện tiến độ còn chậm. Việc triển khai một số chương trình dự án còn chưa hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.
- Việc thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm quản lý, sản xuất đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Công tác củng cố, tổ chức chuyển đổi hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng theo Luật HTX năm 2012 còn chậm.
- Nguồn ngân sách của huyện còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung đầu tư CSHT, việc đầu tư cung ứng giống, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,... chưa được chú trọng nhiều. Chưa thu hút được nhiều các nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.
- Trình độ lao động nông thôn thấp do việc mở các lớp đào tạo, tập huấn chưa nhiều. Các mô hình trình diễn hiệu quả chưa được nhân ra diện rộng. Công tác phổ biến kiến thức sản xuất nông nghiệp, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản qua các phương tiện thông tin truyền thanh, truyền hình còn nhiều hạn chế.
Chương 4
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA