6. Bố cục luận văn
3.3.3. Đặc điểm ngữ pháp của diễn tố thứ nhất (diễn tố chủ thể) bên động
1) Về ý nghĩa cú pháp
Diễn tố thứ nhất bên động từ “là” chỉ chủ thể thuần cú pháp, tức là chỉ kẻ hoạt động về mặt ngữ pháp. Ý nghĩa cú pháp này của diễn tố thứ nhất do ý nghĩa ngữ pháp của động từ - vị ngữ “là” quy định (là không chỉ hoạt động cụ thể trong thực tế).
2) Về đặc điểm hình thức a) Về cấu tạo:
Như các mô hình trên đây cho thấy, diễn tố thứ nhất bên động từ là không thuần nhất về cấu tạo. Nó có thể được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ, đại từ) hoặc bằng vị từ và cụm chủ vị (cụm vị từ).
- Diễn tố thứ nhất là danh từ, cụm danh từ (đại từ)
Đây là hình thức xuất hiện phổ biến nhất. Các danh từ, cụm danh từ (đại từ) giữ vai trò chủ thể có thể là:
+ Danh từ (cụm danh từ) chỉ sự vật cụ thể (người, động vật, thực vật,..) Ví dụ:
Mô là loong toong nhà trường. (Nam Cao)
Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
(Tô Hoài)
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt
Nam. (Thép Mới)
+ Các danh từ trừu tượng
Ví du: Việc anh bỏ đi là một sai lầm.
Điều quan trọng là anh phải nói thật
Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Tri thức là sức mạnh.
Tình yêu là cánh đồng hoa, hôn nhân là cánh đồng đầy gai góc. (3500 câu
danh ngôn)
+ Các danh từ chỉ không gian, thời gian.
Thời tôi đang sống là thời khó khăn gian khổ. (Nguyễn Huy Thiệp)
Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. (Lê Hữu Trác)
Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất. (Dương Hương Ly)
- Diễn tố thứ nhất là đại từ
Ví dụ:
Tôi đã là con của vạn nhà… (Tố Hữu)
Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên. (Nam Cao)
Ai là tâm phúc của tôi? (Nguyễn Huy Thiệp)
- Diễn tố thứ nhất là vị từ, cụm chủ vị
Diễn tố thứ nhất là vị từ, cụm chủ vị xuất hiện trong các mô hình 3), 4), 5), 7) và có những đặc điểm đáng chú ý sau:
+ Trước động từ hạt nhân (vị ngữ) của cụm chủ vị (cụm vị từ) làm chủ ngữ hầu như không xuất hiện các phó từ chỉ thời hay chỉ mức độ.
Chẳng hạn, ở những câu: “Giúp người khác là giúp mình.”, “Thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan.”, không thể dùng các phó từ chỉ thời thể vào trước các vị từ là chủ ngữ. Chẳng hạn, không nói: “Đã (Đang, Sẽ) giúp người khác là giúp mình.” hoặc “Rất thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan”.
+ Vị từ hoặc cụm chủ vị làm chủ ngữ bên động từ là hầu như đều có khả năng danh hoá để biến thành danh từ, nhóm danh từ. Chẳng hạn, những câu trên đây đều có thể chuyển thành những câu sau:
Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác.(Ăng-ghen) . → Hành động đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác (+) Thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan . → Sự thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan. (+)
Khả năng danh hoá vị từ, cụm chủ vị làm chủ ngữ bên động từ là chứng tỏ rằng
về bản chất, chủ ngữ có đặc tính danh từ, nghĩa là hình thức cơ bản của chủ ngữ là hình thức danh từ. Hình thức vị từ, cụm vị từ, đại từ chỉ là biến thể không cơ bản của chủ ngữ và các hình thức đó hầu như đều có thể chuyển về hình thức cơ bản là hình thức danh từ.
b. Về vị trí:
Diễn tố thứ nhất (chủ thể) bên động từ là luôn đứng trước động từ hạt nhân.
c. Về khả năng cải biến:
Diễn tố thứ nhất bên động từ là không có khả năng cải biến vị trí, cũng không có khả năng cải biến danh hóa và cải biến bị động. Đặc điểm hình thức này của diễn tố thứ nhất bên động từ là do tính chất bán thực từ của động từ là quy định. Ở đây, cần chỉ ra rằng sự chuyển đổi vị trí của diễn tố thứ nhất kiểu như: “Chu Văn là tác giả “Bão
biển.”” → “Tác giả “Bão biển”là Chu Văn.” không phải là cải biến vị trí với tư cách
là cải biến thuận hình thức vì sự thay đổi vị trí ở đây đã kéo theo sự thay đổi chức năng cú pháp của từ (chủ ngữ đã trở thành bổ ngữ).
3.3.4. Đặc điểm ngữ pháp của diễn tố thứ hai (diễn tố đối thể) bên động từ “là”
1) Về ý nghĩa:
Diễn tố thứ hai bên động từ là có ý nghĩa cú pháp đối thể. Nghĩa cú pháp đối thể của bổ ngữ ở đây là nghĩa thuần cú pháp vì chúng không biểu thị bất kì đối thể hoạt động cụ thể nào trong thực tế.
2) Về hình thức: a) Về cấu tạo:
Như các mô hình trên cho thấy, diễn tố thứ hai bên động từ là có thể được biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ (đại từ), vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị).
- Bằng danh từ, cụm danh từ. Ví dụ:
Cơm tẻ là mẹ ruột. (Tục ngữ) Người là hoa của đất. (Tục ngữ)
Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. + Bằng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị).
Ví dụ:
Cho kẻ khốn cùng là cho thượng đế vay. (3500 câu danh ngôn) Thi đua là yêu nước. (Hồ Chí Minh)
Phê bình không phải là chống đối. (3500 câu danh ngôn)
b. Về vị trí: Diễn tố thứ hai (đối thể) bên động từ là luôn đứng sau động từ hạt nhân.
c. Về khả năng cải biến:
Diễn tố thứ hai bên động từ là không có khả năng cải biến vị trí, cũng không có khả năng cải biến danh hóa và cải biến bị động.