6. Bố cục luận văn
2.4.1. Diễn tố thứ nhất (N1): diễn tố chủ thể (chủ ngữ)
Diễn tố thứ nhất bên động từ hai diễn tố có những đặc điểm chính sau:
1)Về nội dung
Diễn tố thứ nhất có 3 đặc điểm chính: tính phụ thuộc, tính bắt buộc, nghĩa cú pháp chủ thể.
a) Tính phụ thuộc: Trong ngữ pháp truyền thống, diễn tố thứ nhất bên động từ hai
diễn tố cũng như các diễn tố thứ nhất bên động từ nói chung được gọi là chủ ngữ và được coi là thành tố có mối quan hệ phụ thuộc qua lại vị ngữ (V). Tuy nhiên, theo lí thuyết kết trị, diễn tố thứ nhất (diễn tố chủ thể hay chủ ngữ) cũng chỉ là một loại thành tố phụ (bổ ngữ) của động từ - vị ngữ.
Sự phụ thuộc của diễn tố thứ nhất vào động từ - vị ngữ được thể hiện ở cả mặt nội dung (thuộc tính chức năng) lẫn mặt hình thức (khả năng thay thế bằng từ nghi vấn). Cụ thể:
- Về nội dung: Diễn tố thứ nhất có chức năng bổ sung làm rõ nghĩa cho động từ hạt
nhân (ý nghĩa chủ thể hoạt động). Theo V.S,Panfilov, “chức năng là sự phụ thuộc bị quy
định bởi mối quan hệ ngữ pháp của một từ vào từ khác.” (Dẫn theo [15, tr.207]).
- Về khả năng thay thế bằng từ nghi vấn: Diễn tố thứ nhất luôn có khả năng thay
thế bằng từ nghi vấn (ai,gì, cái gì), tức là có thể dựa vào động từ để đặt câu hỏi về nó. Đặc điểm này là dấu hiệu hình thức về sự phụ thuộc của diễn tố thứ nhất vào động từ. Chẳng hạn, trong các cấu trúc “Mẹ khen Nam.” , hoặc “Kha xé cái phong bì.” (Nguyễn
thứ nhất (Mẹ, Kha, Tnú) luôn có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn (Ai khen Nam? Ai xé phong bì? Ai đã trở thành chiến sĩ giải phóng?)
Với đặc điểm nội dung và hình thức như vừa chỉ ra, diễn tố thứ nhất (diễn tố chủ thể hay chủ ngữ) bên các động từ hai diễn tố cũng có bản chất phụ thuộc giống như diễn tố thứ hai (các kiểu bổ ngữ), tức là đều có chức năng bổ sung, làm rõ nghĩa cho động từ hạt nhân. Điều này đã được L. Tesnière khẳng định trên cứ liệu tiếng Pháp và cũng đã được Nguyễn Văn Lộc chứng minh trên cứ liệu tiếng Việt [15, tr.272].
b) Tính bắt buộc: Diễn tố thứ nhất cũng như các diễn tố nói chung luôn mang tính
bắt buộc, tức là sự xuất hiện của nó do nghĩa của động từ hạt nhân đòi hỏi và việc lược bỏ nó sẽ khiến cho động từ mất đi tính xác định về nghĩa và câu mất đi tính hoàn chỉnh về ngữ pháp. Chẳng hạn, những câu vắng diễn tố chủ thể như: “Ăn cơm đi.” hoặc “Học
bài đi.” cần được coi là câu không đầy đủ (vắng chủ ngữ) và sự xuất hiện của chúng
đều bị qui định bởi ngữ cảnh.
c) Tính chủ thể cú pháp: Diễn tố thứ nhất chỉ chủ thể cú pháp hay kẻ hoạt động về
mặt cú pháp. Ý nghĩa cú pháp chủ thể của diễn tố thứ nhất được xác định trong mối quan hệ với ý nghĩa ngữ pháp hoạt động của động từ hạt nhân (tất cả các động từ, kể cả động từ - ngữ pháp hay động từ - bán thực từ đều được đặc trưng bởi ý nghĩa ngữ pháp hoạt động [15, tr.273]).
Mặc dù đều có chung ý nghĩa cú pháp chủ thể nhưng nghĩa chủ thể ở diễn tố thứ nhất không phải là một phạm trù thuần nhất mà bao gồm nhiều tiểu phạm trù khác nhau ứng với mỗi kiểu ý nghĩa của động từ hạt nhân như đã xác định ở mục 2.3. trên đây.
Phù hợp với các kiểu ý nghĩa đặc trưng cho mỗi nhóm động từ hai diễn tố, có thể xác định các diện đối lập cơ bản về ý nghĩa trong phạm trù nghĩa chủ thể của diễn tố thứ nhất như sau:
- Đối lập giữa chủ thể hoạt động cụ thể (chủ thể cú pháp - ngữ nghĩa) và chủ thể
hoạt động trừu tượng: Nghĩa chủ thể hoạt động cụ thể (chủ thể cú pháp - ngữ nghĩa)
đặc trưng cho diễn tố chủ thể bên các động từ hai diễn tố là thực từ (ăn, đọc, viết, đánh,
mắng, đốt, phá…). Chủ thể của hoạt động cụ thể (tôi trong tôi ăn, tôi đọc…) là kẻ thực
hiện hoạt động cụ thể có thể quan sát, miêu tả được. Đó thường là những thực thể hữu
hình dung như con người). Chủ thể của hoạt động trừu tượng (tình hình, nỗi lo trong:
“Tình hình trở nên phức tạp.”, “Những nỗi lo ấy khiến người y hóp hẳn đi.”) chỉ là kẻ
hoạt động về mặt ngữ pháp chứ không phải là kẻ tạo ra và thực hiện các hoạt động cụ
thể trong thực tế (chúng tương ứng với các hoạt động trừu tượng (trở nên, khiến). Chủ thể của hoạt động trừu tượng, trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải là thực thể hữu sinh mà có thể là những thực thể trừu tượng (tình hình, nỗi lo) như ở các ví dụ trên đây.
- Đối lập giữa chủ thể tác động (tác thể) và chủ thể không tác động: Chủ thể tác
động đặc trưng cho các động từ tác động, tức là các động từ chỉ hoạt động tác động vào đối thể mà kết quả là đối thể bị biến đổi về mặt nào đó (tôi trong: “Tôi viết thư.” “Tôi
đánh nó.”…). Chủ thể không tác động đặc trưng cho các động từ không tác động, tức là các động từ chỉ hoạt động tuy có hướng tới đối thể nhưng không tác động vào đối thể (tôi, nó trong: “Tôi nghe nhạc.”, “Nó được điểm mười.”). Giữa hai kiểu chủ thể vừa nêu là kiểu chủ thể trung gian: chủ thể nửa tác động hay chủ thể tác động hạn chế (đặc trưng cho các động từ nửa tác động như: yêu, thương, quý, mến, kính trọng, ghét, căm thù,
khinh bỉ…).
- Đối lập giữa chủ thể chủ ý (chủ động) và chủ thể không chủ ý: Chủ thể chủ ý đặc
trưng cho các động từ chủ ý (ăn, đọc, viết, đánh, phá, đốt, mắng…) còn chủ thể không chủ ý đặc trưng cho động từ không chủ ý (sợ, được, bị, chịu…).
- Đối lập giữa chủ thể tạo tác và chủ thể chuyển tác: Các chủ thể này đặc trưng
cho các động từ tạo tác, tức là các động từ chỉ hoạt động tạo ra đối thể (viết, đào, đắp,
nặn, đúc, sáng tác, xây dựng…) và các động từ chuyển tác, tức là các động từ chỉ hoạt
động làm biến đổi đối thể về mặt nào đó (bắn,đánh, phá, đốt, xé, giết…).
Với những ý nghĩa đã chỉ ra, diễn tố chủ thể bên động từ song trị được phân biệt về nghĩa không chỉ với diễn tố chủ thể bên động từ đơn trị và động từ tam trị mà còn với diễn tố đối thể.
2) Về hình thức
a) Về cách biểu hiện:
a1)Dạng cơ bản: Dạng cơ bản được hiểu là dạng phổ biến nhất mà sự xuất hiện
Ở dạng cơ bản, hình thức biểu hiện đặc trưng của diễn tố thứ nhất (diễn tố chủ thể hay chủ ngữ) là hình thức thể từ (danh từ, đại từ, cụm danh từ). Hình thức biểu hiện này của diễn tố thứ nhất do đặc điểm nội dung (ý nghĩa) của nó qui định: Với tính chủ thể, diễn tố thứ nhất cần có hình thức biểu hiện phù hợp là tính thể từ (vì thể từ luôn có ý nghĩa sự vật và sự vật thì có thể là kẻ hoạt động). Tư liệu khảo sát cho thấy ở những động từ hai diễn tố điển hình, diễn tố chủ thể hầu như luôn có hình thức biểu hiện là thể từ. Đây là đặc điểm khiến diễn tố chủ thể bên động từ hai diễn tố khác với diễn tố đối thể (trong nhiều trường hợp, có thể được biểu hiện bằng vị từ - cụm vị từ).
Dưới đây là các các hình thức biểu hiện cụ thể ở dạng cơ bản của diễn tố thứ nhất bên động từ hai diễn tố:
- Bằng danh từ. Ví dụ:
Một năm sau, Kiếm sinh đứa con gái đầu lòng. (Tô Hoài)
A Phủ không có bố mẹ, không có ruộng. (Tô Hoài)
Tám Bính ra khỏi nhà mụ Tài Sế Cấu đã được một tuần lễ. (Nguyên Hồng)
+ Bằng đại từ. Ví dụ:
Chúng nó giết bà Nhan. (Nguyễn Trung Thành)
Hắn muốn băm vằm thị ra . (Nam Cao) + Bằng cụm danh từ. Ví dụ:
Bà mẹ chồng về quê (Nguyễn Khải)
Tác giả bài báo bênh vực cho cách đọc thứ hai. (Ngôn ngữ và đời sống, số 41)
Những cuộc tiến công ấy đều nhằm vào cá chân. (Tiền Phong, 6/1/2000)
a2) Dạng không cơ bản
Ở dạng này, diễn tố thứ nhất (diễn tố chủ thể hay chủ ngữ) có thể được biểu hiện bằng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị). Sở dĩ dạng vị từ, cụm vị từ được coi là dạng không cơ bản vì:
- Dạng này chỉ có khả năng xuất hiện hạn chế bên một số nhóm động từ hạt nhân nhất định. Nói cách khác, sự xuất hiện ở dạng vị từ, cụm vị từ của diễn tố thứ nhất bị quy định bởi đặc tính của động từ hạt nhân. Kết quả khảo sát ngữ liệu cho thấy diễn tố thứ nhất trong biến thể là vị từ, cụm vị từ thường chỉ xuất hiện bên những động từ hai diễn tố giữ vai trò hạt nhân thuộc các nhóm sau:
Ví dụ:
(1a) Giúp người khác chính là giúp mình. (3500 câu danh ngôn)
(2a) Thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan. (Như trên)
(3a) Anh bỏ đi là một sai lầm.
(4a) Cậu Phán yêu thương đến con bé Na cũng chẳng phải là sự lạ. (Nam Cao)
+ Động từ chỉ quan hệ nhân quả (làm, khiến)
(5a) Nghĩ thế làm cho Minh thêm buồn rầu. (Nhất Linh, Khái Hưng)
(6a) Cây cối um tùm che kín khiến nó cách biệt ra như một thế giới khác. (Nam Cao)
+ Động từ chỉ quan hệ chuyển hóa (trở thành, trở nên) Ví dụ:
(7a) Viết tiểu thuyết đã trở thành hẳn một nghề riêng. (Nguyễn Đình Thi)
(8a) Đánh Mĩ đã trở thành mơ ước của các em. (Hồi ức Bác của chúng ta)
- Dạng vị từ, cụm vị từ của diễn tố thứ nhất luôn có khả năng danh hóa để chuyển thành dạng thể từ (bằng cách bổ sung vào trước các vị từ danh từ ngữ pháp việc, sự).
Chẳng hạn, những câu có diễn tố chủ thể (chủ ngữ) là vị từ, cụm vị từ trên đây có thể chuyển thành những câu có diễn tổ chủ thể là danh từ.
(1b) Việc giúp người khác chính là giúp mình. (3500 câu danh ngôn)
(2b) Sự thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan. (Như trên)
(3b) Việc anh bỏ đi là một sai lầm.
(4b) Việc cậu Phán yêu thương đến con bé Na cũng chẳng phải là sự lạ. (Nam Cao)
(5b) Việc nghĩ thế làm cho Minh thêm buồn rầu. (Nhất Linh, Khái Hưng)
(6b) Việc cây cối um tùm che kín khiến nó cách biệt ra như một thế giới khác.
(Nam Cao)
(7b) Việc viết tiểu thuyết đã trở thành hẳn một nghề riêng. (Nguyễn Đình Thi)
(8b) Việc đánh Mĩ đã trở thành mơ ước của các em. (Hồi ức Bác của chúng ta)
b) Về vị trí: Diễn tố thứ nhất bên động từ hai diễn tố hầu như luôn chiếm vị trí
trước động từ hạt nhân. Tư liệu khảo sát cho thấy không gặp trường hợp diễn tố thứ nhất chiếm vị trí sau động từ hai diễn tố giữ vai trò hạt nhân. Ngay cả khi tham gia cải biến bị động (trong những cấu trúc bị động kiểu như “Nam được mẹ khen.” hoặc “Ngôi nhà này được công nhân Việt Nam xây dựng.”), diễn tố thứ nhất trong cấu trúc xuất
phát (“Mẹ khen Nam.” ,“Công nhân Việt Nam xây dựng ngôi nhà này.”) là các từ mẹ,
công nhân vẫn chiếm vị trí trước động từ (khen, xây).
Sở dĩ có tình hình như vậy là vì với tính chủ ý (chủ động), diễn tố thứ nhất bên động từ hai diễn tố cũng như các diễn tố chủ thể điển hình và diễn tố chủ ý nói chung không có khả năng chiếm vị trí sau động từ, nhất là vị trí liền sau động từ (vị trí liền sau động từ chỉ có khả năng chiếm giữ bởi thành tố chủ thể không chủ ý). Như vậy, trong cấu trúc xuất phát (cấu trúc cơ bản) cũng như trong cấu trúc cải biến (cấu trúc không cơ bản), diễn tố thứ nhất bên động từ hai diễn tố hầu như luôn chiếm vị trí trước động từ hạt nhân.
Với đặc điểm về từ loại là tính thể từ, đặc điểm về vị trí là tính cố định trước động từ, đặc điểm về ý nghĩa cú pháp là tính thuần chủ thể, diễn tố chủ thể bên động từ hai diễn tố được coi là kiểu diễn tố chủ thể (chủ ngữ) điển hình khác với diễn tố chủ thể không điển hình có thể có ý nghĩa bán chủ thể và có thể chiếm vị trí sau động từ đơn trị có đặc điểm trung tính nội hướng (trong các cấu trúc như: sôi nước, cháy nhà).
c) Về khả năng tham gia cải biến:
- Khả năng tham gia cải biến vị trí: Như vừa chỉ ra ở trên, diễn tố thứ nhất nói
chung không có khả năng cải biến vị trí so với động từ hạt nhân. Vị trí ổn định của nó hầu như luôn ở trước động từ hạt nhân.
- Khả năng tham gia cải biến bị động: Nhìn chung, diễn tố thứ nhất bên động từ
hai diễn tố là thực từ, đặc biệt là bên các động từ tác động (đào, đắp, nặn, đúc, đánh,
đốt, phá, cắn, xé, bắn, giết, mắng, khen, chê…) có khả năng tham gia cải biến bị động.
Khi tham gia cải biến bị động, diễn tố thứ nhất trong cấu trúc xuất phát (cấu trúc chủ động) được chuyển ra sau các động từ ngữ pháp được hoặc bị và vẫn giữ chức năng chủ ngữ của động từ trong cấu trúc xuất phát (lúc này trở thành bổ ngữ của được và
bị). Thí dụ:
(1a) Chó cắn mẹ nó. →
(1b) Mẹ nó bị chó cắn. (Kim Lân) (2a) Giặc giết bà Nhan. →
(2b) Bà Nhan bị giặc giết. (Nguyễn Trung Thành) (3a) Tỉnh và huyện khen chị Tư Hậu. →
(4a) Địch đốt xóm Chùa. (Nguyễn Đình Thi) → (4b) Xóm Chùa bị Địch đốt.
Như các ví dụ trên cho thấy, khi tham gia cải biến bị động, diễn tố thứ nhất không còn là chủ ngữ của câu mà bị hạ cấp xuống làm chủ ngữ cụm chủ vị làm bổ ngữ của
được, bị, giữ vai trò hạt nhân (vị ngữ) của câu hay cấu trúc. Tuy nhiên, nó vẫn chiếm vị
trí trước động từ vốn là hạt nhân trong cấu trúc xuất phát.