Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
3.3. Động từ hai diễn tố chỉ quan hệ đồng nhất “là”
3.3.1. Về bản chất từ loại của “là”
Xem xét bản chất của là (trong Tôi là giáo viên) một số tác giả xếp là vào phạm trù hư từ (từ nối, quan hệ từ)). Một số tác giả xếp là vào động từ.
Những ý kiến khác nhau trên đây phản ánh đặc tính trung gian của từ là: vừa có nét gần với hư từ, vừa có nét của động từ. Những tác giả xếp là vào hư từ dựa trên cơ sở:
là trống nghĩa từ vựng, không độc lập giữ vai trò cú pháp trong câu. Những tác giả xếp
là vào động từ lại căn cứ cả vào ý nghĩa lẫn đặc điểm hoạt động ngữ pháp của là. Xem xét kĩ đặc tính của là (trong Tôi là giáo viên), ta thấy nên xếp là vào động từ vì mấy lẽ sau:
a) Về ý nghĩa:
- Tuy trống nghĩa từ vựng nhưng là vẫn còn gắn với ý nghĩa hoạt động khái quát (hoạt động chức nghiệp, tức là đảm đương một chức vụ, nghề nghiệp, tư cách nào đó).
b) Về hoạt động ngữ pháp:
- Là trong cách dùng trên đây không giống với là đã trở thành quan hệ từ thật sự ở chỗ nó không thể thay thế bằng rằng.
So sánh:
(1a) Em tin là con mình còn sống → (1b) Em tin rằng con mình con sống (+) (2a) Tôi là giáo viên →
(2b) Tôi rằng giáo viên (-)
Như các ví dụ trên đây cho thấy, trong câu (1a), là có đặc tính của quan hệ từ dẫn nối cụm chủ vị làm bổ ngữ và có thể thay bằng quan hệ từ rằng; còn là trong câu (2a) lại là động từ giữ vai trò hạt nhân cú pháp của câu và không thể thay bằng rằng.
- Là trong cấu trúc đang xem xét trên đây có thể tiếp nhận các yếu tố thời thể như các động từ khác:Tôi là giáo viên →Tôi đã là giáo viên. Tôi đang là giáo viên. Tôi sẽ
là giáo viên.
- Là trong cấu trúc đang xem xét có thể thay thế bằng làm, trở thành là những động từ thực thụ. So sánh:
Tôi là giáo viên → Tôi làm giáo viên (+)
Tôi trở thành giáo viên (+)