Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.6. Bước đầu so sánh đối chiếu động từ hai diễn tố trong tiếng Việt và
2.6.1. Những nét tương đồng
2.6.1.1. Về ý nghĩa và kết trị nội dung a) Về ý nghĩa
a1) Ý nghĩa chung
Động từ hai diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Trung đều có các nét nghĩa chung (đặc trưng cho tiểu loại) là:
-Tính ngoại hướng hay ngoại động (tiếng Trung: 外向性,外动性), tức là chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể có hướng tới đối thể bên ngoài.
Tính song trị (tiếng Trung: 双价性,二价性 ), tức là chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới đối thể (chi phối một bổ ngữ hay một tân ngữ).
a2) Ý nghĩa riêng đặc trưng cho các nhóm động từ
Trong phạm trù động từ hai diễn tố tiếng Việt và tiếng Trung,đều có thể xác định các nhóm đối lập nhau theo ý nghĩa nhất định. Cụ thể:
- Nhóm động từ chỉ hoạt động cụ thể: (tiếng Việt: ăn, đọc, viết, đánh, mắng, khen…; tiếng Trung: 吃,读,写,打,骂,夸... ) và nhóm động từ chỉ hoạt động trừu tượng (tiếng Việt: là, trở thành, trở nên, được, bị, toan, định, cụ thể …; tiếng Trung: 是,成为,成为,得到,被,打算,打算,具体...).
- Nhóm động từ chủ ý (tiếng Việt: ăn, đọc, viết, đánh, đốt, phá, xây dựng; tiếng Trung: 吃, 读,写,打,点,拆,建造) và nhóm động từ không chủ ý (tiếng Việt: sợ; tiếng Trung: 怕).
- Nhóm động từ tác động, nửa tác động (tiếng Việt: đánh, đốt, phá, cắn, xé, bắn, giết…, tiếng Trung: 打,点,拆,咬,撕,射,杀...) và nhóm động từ không tác động (tiếng Việt: xem, nhìn, nghe, gặp…, tiếng Trung: 看,看,听,遇到...).
- Nhóm động từ ngoại hướng điển hình (tiếng Việt: ăn, đọc, viết, đánh, mắng; tiếng Trung: 吃,读,打,骂) và nhóm động từ ngoại hướng trung tính (tiếng Việt:
lắc, há, nhắm, nghển, kiễng …; tiếng Trung: 摇,张,闭,伸,踮...).
b) Về kết trị nội dung:
Động từ hai diễn tố trong tiếng Việt và trong tiếng Trung đều có hai kiểu diễn tố xét về mặt nội dung: diễn tố chủ thể (chỉ chủ thể cú pháp) và diễn tố đối thể (chỉ đối thể cú pháp).
Nét tương đồng giữa động từ hai diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Trung thể hiện ở sự tương ứng gần như “một đối một” ở nhiều mô hình kết trị. Cụ thể, động từ hai diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Trung đều có các mô hình kết trị cơ bản sau:
1) Mô hình: N1-V-N2 Ví dụ:
Tiếng Việt Tiếng Trung Tôi đọc sách. 我读书。 Nó viết thư. 他写信。 Công nhân xây nhà. 工人建房子。
Cô ấy sợ chó. 她怕狗。
Thuyền gặp bão. 船遇到暴风雨。 Đứa bé lắc đầu. 小孩摇头。 2) Mô hình: N1-V-pN2
Mô hình này gồm một số mô hình cụ thể được phân biệt với nhau ở quan hệ từ (p) dẫn nối N2 (diễn tố đối thể).
Dưới đây là các mô hình cụ thể thuộc mô hình N1-V-pN2 trong tiếng Việt tương ứng với các mô hình tương đương về ý nghĩa và hình thức trong tiếng Trung (các quan hệ từ sẽ được in nghiêng):
Tiếng Việt Tiếng Trung
- Mô hình N1-V- đến (tới) N2
Thời tiết ảnh hưởng đến mùa màng. Hắn nghĩ đến một người cô.
Các thầy giáo thường quan tâm đến học tập của chúng tôi.
- Mô hình N1-V- từ N2
Ông ấy xuất thân từ tầng lớp công nhân. Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc. -N1-V- 到 N2 天气影响到 庄稼。 他想到 一个阿姨。 各位老师常关心到 我们的学习。 N1-V- 自 N2 他出身自 工人阶层。 红河发源自 中国云南。 N1-V- 于 N2
Tiếng Việt Tiếng Trung - Mô hình N1-V- vào N2
Lương của giáo viên phụ thuộc vào nguồn thu của trường.
Cả nhà chỉ cậy vào một mình bà.
- Mô hình N1-V- ở N2
Các chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ.
教师的工资依附于 学校的收入。 全家依靠于 奶奶一个人。
N1-V- 在 N2
蝗虫寄居在 地头。
c) Mô hình N1-V1- V2 (trong mô hình này, V2 được in nghiêng)
Tiếng Việt Tiếng Trung
Ông cụ bắt đầu nói.
Tôi cần nghỉ ngơi.
Chúng tôi nghe giảng bài.
Chúng tôi nghe thầy giáo giảng bài. Nó bị mắng. Nó bị mẹ mắng. 老爷爷开始说。 我需要休息。 我们听 课。 我们听老师讲 课。 他被骂。 他被妈妈骂。 2.6.2. Những điểm khác biệt
a. Trong tiếng Việt, một số động từ hai diễn tố với nghĩa nghiên cứu, khảo sát có thể chi phối bổ ngữ qua quan hệ từ (về) nhưng trong tiếng Trung, các động từ có ý nghĩa tương ứng lại chi phối trực tiếp không qua quan hệ từ. Trong trường hợp dùng quan hệ từ, thì bổ ngữ phải chuyển lên trước và trở thành trạng ngữ.
So sánh:
Tiếng Việt Tiếng Trung -Mô hình N1-V- về N2
(1)Cảnh sát đang điều tra về vụ này. (1a) 警察正在 调查 这件案子。 (Cảnh sát đang điều tra vụ này.)
(1b) 关于 这件案子,警察正在 调查。 (Về vụ này, cảnh sát đang điều tra.) (2) Chúng tôi đang bàn về ngữ pháp. (2a) 我们正在讨论语法。
(Chúng tôi đang bàn ngữ pháp.) (2b) 关于语法,我们正在讨论。
(Về ngữ pháp, chúng tôi đang bàn.)
Như ví dụ cho thấy, các động từ điều tra, bàn trong tiếng Việt chi phối gián tiếp bổ ngữ thông qua quan hệ từ về, trong khi ở tiếng Trung, các động từ 调查,讨论 (điều
tra, bàn )lại chi phối trực tiếp tân ngữ (ở1a và 2a).
Khi dùng quan hệ từ 关于 (về) , tân ngữ 这件案子, 语法 (vụ này,ngữ pháp) cần được chuyển lên đầu câu và trở thành trạng ngữ, còn các câu (1b) và (2b) lần lượt được dịch là: Về vụ này, cảnh sát đang điều tra. Về ngữ pháp, chúng tôi đang bàn.
b. Trong câu tiếng Việt, động từ hai diễn tố chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng chi phối gián tiếp bổ ngữ qua quan hệ từ (rằng, là), nhưng động từ tương ứng trong tiếng Trung lại chi phối trực tiếp (không thể có quan hệ từ).
So sánh:
Tiếng Việt Tiếng Trung Mô hình N1-V1- rằng (là) V2 N1 - V1- V2 (3) Tôi tin rằng nó sẽ đến. 我 相信 他会来。 (Tôi tin nó sẽ đến.) (4) Nó bảo con rằng chưa yêu ai. 他 告诉 我没有爱谁。
(Nó bảo con chưa yêu ai.)
Như các ví dụ cho thấy, bổ ngữ sau các động từ tin, bảo của tiếng Việt đều được dẫn nối bởi quan hệ từ rằng, trong khi bổ ngữ (tân ngữ) của các động từ tương ứng trong tiếng Trung (相信,告诉 ) lại kết hợp trực tiếp với động từ.
c. Trong tiếng Việt, các động từ hai diễn tố chỉ hoạt động chuyển rời vị trí chi phối bổ ngữ qua quan hệ từ (khỏi), nhưng khi dịch những câu tiếng Việt có vị ngữ là động từ chuyển rời vị trí sang tiếng Trung, cả tổ hợp gồm động từ +quan hệ từ chỉ tương ứng với một động từ trong tiếng Trung. Nói cách khác, động từ có ý nghĩa tương ứng trong tiếng Trung có sự chi phối trực tiếp bổ ngữ (tân ngữ).
Tiếng Việt Tiếng Trung Mô hình N1-V- khỏi N2 N1- V- 离N2
(5)Tàu đã rời khỏi ga. 火车已经离 站。(离: rời) (Tàu đã rời ga.)
d. Trong tiếng Việt, động từ hai diễn tố chi phối bổ ngữ qua quan hệ từ cho, khi được dịch ra tiếng Trung, không thể dịch sát theo kiểu “một đối một” như mô hình ở tiếng Việt mà có thể có hai khả năng:
- Không dùng quan hệ từ, tức là động từ chi phối trực tiếp tân ngữ. So sánh:
Tiếng Việt Tiếng Trung Mô hình N1-V- cho N2 N1-V- N2
(6) Cảnh sát giải thoát cho các con tin. 警察解救人质。(động từ chi phối trực tiếp) (Cảnh sát giải thoát các con tin.)
- Dùng quan hệ từ “为:” (vì, cho), nhưng phải chuyển vị trí của từ vốn là tân ngữ lên trước động từ.
So sánh:
Tiếng Việt Tiếng Trung (7) Các luật sư bào chữa cho bị cáo. 律师为 被告 辩护。
(Luật sư vì bị cáo bảo chữa.) đ. Trong tiếng Việt, động từ hai diễn tố với ý nghĩa trao đổi,phối hợp, cộng tác chi
phối gián tiếp bổ ngữ thông qua quan hệ từ với (mô hình: N1-V- với N2 ), nhưng khi chuyển dịch cấu trúc với mô hình trên đây sang tiếng Trung, tổ hợp gồm quan hệ từ +N2
không thể đứng sau động từ hạt nhân mà được chuyển lên trước động từ. So sánh:
Tiếng Việt Tiếng Trung - Mô hình N1-V- với N2 -N1- 和 N2- V
Chúng tôi trao đổi với anh ấy. 我们和 他交流。 (Chúng tôi với/ và anh ấy trao đổi.)
Chương 2 trình bày đặc điểm chung của động từ hai diễn tố trong tiếng Việt (có so sánh - đối chiếu với tiếng Trung). Những nội dung cụ thể được đề cập ở chương này là đặc điểm về nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa, thuộc tính kết trị của động từ hai diễn tố, các diện đối lập cơ bản trong phạm trù động từ hai diễn tố và sự so sánh - đối chiếu động từ hai diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Trung. Kết quả nghiên cứu của Chương 2 cho thấy động từ hai diễn tố có đặc điểm ý nghĩa và thuộc tính kết trị rất phức tạp. Về ý nghĩa, tiểu loại này gồm nhiều kiểu ý nghĩa khác nhau và và phù hợp với điều đó, các diễn tố bên nó cũng bao gồm nhiều kiểu cụ thể khác nhau (về ý nghĩa, cấu tạo và phương thức kết hợp, khả năng cải biến). Động từ hai diễn tố rất không thuần nhất nội bộ; vì vậy, có thể được chia thành nhiều nhóm, tiểu nhóm được đặc trưng bởi các kiểu mô hình kết trị khác nhau. Do có đặc điểm ý nghĩa và kết trị phức tạp như đã chỉ ra, việc nắm được đặc điểm của động từ hai diễn tố không chỉ có ý nghĩa lí luận mà còn giúp cho việc sử dụng tiểu loại này trong nói, viết đạt hiệu quả cao.
Kết quả so sánh - đối chiếu động từ hai diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Trung cho thấy những nét tương đồng và nét khác biệt đáng chú ý giữa động từ hai diễn tố trong hai ngôn ngữ cùng loại hình đơn lập. Điều này tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt cho người Trung Quốc và tiếng Trung cho người Việt.
Chương 3
MIÊU TẢ MỘT SỐ NHÓM ĐỘNG TỪ HAI DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG TRUNG)
3.1. Dẫn nhập
Động từ hai diễn tố hay động từ song trị (verb divalent) là một trong bốn tiểu loại động từ được phân loại theo kết trị [15, tr. 250-270]. Mặc dù trong ngữ pháp truyền thống, động từ song trị cùng với động từ tam trị được xếp chung vào động từ ngoại động (ngoại hướng) nhưng theo L.Tesnière, động từ song trị có những đặc tính ngữ pháp riêng và hết sức phức tạp và do đó, cần được nghiên cứu riêng, có tính chuyên sâu. L.Tesniére đã khẳng định về tính phức tạp, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu động từ ngoại hướng hay động từ đa trị nói chung, động từ song trị nói riêng với việc dạy học tiếng. Trong chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát một số nhóm động từ song trị trong tiếng Việt theo hướng có đối chiếu với tiếng Trung; qua đó, bước đầu chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt ở một số mặt, chủ yếu là ở mặt kết trị hình thức, giữa động từ song trị trong hai ngôn ngữ đồng loại hình này nhằm phục vụ cho việc dạy học tiếng.
Vấn đề đặc điểm ngữ pháp của động từ song trị trong tiếng Việt và tiếng Trung là vấn đề lớn và hết sức phức tạp mà tính chất cũng như dung lượng luận văn không cho phép bao quát hết được. Vì vậy, dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ xem xét đặc điểm ý nghĩa và kết trị của hai nhóm động từ hai diễn tố khá tiêu biểu (được dùng phổ biến) trong tiếng Việt (có so sánh - đối chiếu với các nhóm tương ứng trong tiếng Trung): nhóm động từ tạo tác và nhóm động từ chỉ quan hệ đồng nhất.
3.2. Nhóm động từ hai diễn tố chỉ hoạt động tạo tác
Thuộc về động từ tạo tác là các động từ như: sinh, đẻ đào, đắp, đúc, nặn, nấu, luyện, trồng, chế tạo, xây, xây dựng, soạn thảo, sáng tác, phát minh, lập, thành lập, sản xuất, gây ra…
Bên cạnh đặc điểm chung với động từ hai diễn tố về ý nghĩa và kết trị đã chỉ ra ở
Chương 2 (về ý nghĩa, chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới một đối thể; về kết
đây, chúng tôi sẽ tập trung xem xét làm rõ một số đặc điểm của nhóm động từ này về các mặt: ý nghĩa và thuộc tính kết trị (sự chi phối đối với đặc điểm của các diễn tố).
3.2.1. Đặc điểm ý nghĩa của động từ hạt nhân
Là một trong những nhóm tiêu biểu của tiểu loại động từ hai diễn tố, động từ tạo tác mang đầy đủ những đặc điểm ý nghĩa chung của động từ hai diễn tố; đồng thời, lại có những nét riêng đặc trưng cho tiểu loại của mình. Xét một cách tổng thể, có thể chỉ ra toàn bộ các đặc tính ý nghĩa có giá trị khu biệt ở động từ tạo tác như sau:
- Tính ngoại hướng (ngoại động): Với đặc tính này, động từ tạo tác cũng như các
động từ ngoại hướng nói chung, chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới đối thể bên ngoài. Đặc tính này phân biệt động từ tạo tác (với tư cách là động từ ngoại hướng) với động từ nội hướng (nội động).
- Tính song trị: Cũng như các động từ hai diễn tố nói chung, động từ tạo tác chỉ
hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới một đối thể. Đặc tính này phân biệt động từ tạo tác (với tư cách là động từ hai diễn tố) với động từ tam trị (động từ ba diễn tố).
- Tính chủ ý (tính chủ động, tính hành động): Động từ tạo tác phần lớn là động từ
mang tính chủ ý, tức là chỉ hoạt động mà chủ thể có thể tạo ra và làm chủ, điều khiển theo ý chí của mình. Dấu hiệu về tính chủ ý của động từ tạo tác là khả năng kết hợp về phía trước với các động từ tình thái như: định, toan, quyết định, cố… Chẳng hạn, với tư cách là động từ tạo tác, viết có thể kết hợp với định, toan (Tôi định viết một cuốn
tiểu thuyết.). Với tính chủ ý, động từ tạo tác phân biệt với động từ hai diễn tố không
chủ ý (sợ, được, bị…).
- Tính tác động: Động từ tạo tác chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể tác động vào
đối thể về mặt nào đó. Chẳng hạn, trong các cấu trúc như: đào mương, đắp đê, đúc
tượng, vẽ tranh, nấu cơm…, các động từ tạo tác (đào, đắp, đúc, vẽ, nấu) chỉ các hoạt
động có tác động nhất định đến đối thể (do các danh từ đứng sau biểu thị).
- Tính tạo thể: Động từ tạo tác chỉ các hoạt động mà kết quả là đối thể được tạo
ra. Chẳng hạn, ở những cấu trúc vừa dẫn trên đây, kết quả của các hoạt động tạo tác
(đào, đắp, đúc, vẽ, nấu) là các đối thể (mương, đê, tượng, tranh, cơm) được tạo ra
(trước khi hoạt động được thực hiện, các đối thể này chưa tồn tại).
Trong các nét nghĩa trên đây, ý nghĩa tạo tác là đặc điểm ngữ nghĩa riêng chỉ có ở động từ tạo tác, phân biệt động từ tạo tác không chỉ với tất cả các nhóm động từ khác trong
phạm trù động từ hai diễn tố mà còn với động từ nói chung. Ý nghĩa tạo tác còn có giá trị phân biệt động từ tạo tác với nhóm động từ khá gần gũi với nó là động từ chuyển tác (hai nhóm này đều là động từ chủ ý, tác động nhưng được phân biệt với nhau ở tính tạo tác - có ở động từ tạo tác và tính chuyển tác - có động từ chuyển tác).
Đặc điểm ý nghĩa chỉ ra ở trên của động từ tạo tác qui định thuộc tính kết trị của nó như sẽ được chỉ ra ở dưới đây.
3.2.2 Về thuộc tính kết trị
1) Nhận xét chung
Là một trong những nhóm động từ hai diễn tố tiêu biểu, về kết trị, động từ tạo tác có những đặc điểm chung của động từ hai diễn tố (chi phối hai thành tố cú pháp bắt buộc hay hai diễn tố: diễn tố chủ thể và diễn tố đối thể). Bên cạnh những đặc điểm chung về kết trị của động từ hai diễn tố, động từ tác động còn có những đặc điểm riêng phân biệt với các nhóm động từ hai diễn tố khác. Cụ thể:
- Động từ tạo tác thuộc về nhóm động từ hai diễn tố chi phối tất cả các diễn tố là thể từ (danh từ, đại từ). Với đặc điểm này, động từ tạo tác được phân biệt với các nhóm động từ hai diễn tố chi phối cả diễn tố thể từ lẫn diễn tố vị từ (nhóm động từ tình thái, động từ cảm nghĩ, nói năng, thụ cảm).
- Mặc dù có mô hình kết trị chung với động từ tác động, nửa tác động (trong đó có động từ chuyển tác), nhưng động từ tạo tác được phân biệt với các nhóm động từ này ở khả năng cải biến, đặc biệt là khả năng cải biến bị động của các diễn tố (như sẽ được xem xét ở dưới đây).
2) Về mô hình kết trị của nhóm động từ tạo tác
a) Mô hình cơ bản: N1 - V - N2, Ví dụ:
Nguyễn Đình Thi viết cả tiểu thuyết truyện vừa, truyện ngắn. (Văn 12)
Gã viết nhạc, gã làm thơ… (Nguyễn Hữu Hồng Minh)
Người đã sáng tác 113 bài thơ bằng chữ Trung ghi trong một cuốn sổ tay mà
Ông xây một cái cổng gạch có hai tấm của sổ. (Tô Hoài)
Nguyễn Huy Cảnh xây dựng khu vườn của mình như một pháo đài. (Văn nghệ
quân đội, số 2, 1999)
b) Mô hình không cơ bản: N2 - N1 - V
Khi kết trị của động từ được hiện thực hóa trong lời nói, các diễn tố có thể thay đổi vị trí của mình, cụ thể, chuyển lên đầu câu như phản ánh ở mô hình trên đây.