Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
3.3. Động từ hai diễn tố chỉ quan hệ đồng nhất “là”
3.3.2. Đặc điểm của động từ “là”
1) Về ý nghĩa
“Là” là động từ chỉ quan hệ đồng nhất, quan hệ chức nghiệp và tương ứng với “ 是” hoặc “做” trong tiếng Trung (tuỳ theo những trường hợp đặc biệt). Ví dụ, ở câu
“Tôi là sinh viên”, “là” vừa có nghĩa quan hệ đồng nhất, vừa gắn liền với nghĩa hoạt động chức nghiệp. Chính nét nghĩa này làm cho “là” gần gũi với “làm” và trong một số trường hợp có thể thay thế bằng “làm” (ví dụ, “Cha tôi là công nhân.”. → “Cha tôi làm công nhân.”).
2)Về thuộc tính kết trị a) Về mô hình kết trị
Cũng như các động từ nói chung, động từ là có thể giữ vai trò vị ngữ. Khi làm vị ngữ, tức giữ vai trò hạt nhân cú pháp của câu, với thuộc tính kết trị của mình, động từ
là cho phép tạo lập những câu có mô hình sau đây: Mô hình cơ bản:
- Mô hình 1: N1- là- N2 Ví dụ:
Văn học là nhân học. (Gooki)
Lê Duy Sản là một đứa tiểu nhân. (Nguyễn Huy Tưởng)
Người thông minh là người hiểu rằng mình chưa hiểu tất cả. (3500 câu danh ngôn) Biển cả là nô lệ của gió. (3500 câu danh ngôn)
Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình. (Tố Hữu) Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm. (Tôn- xtôi) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh)
Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. (Hồ Chí Minh)
Các mô hình không cơ bản: - Mô hình 2: N- là- V.
Trong mô hình này V có thể kéo theo các diễn tố, chu tố tạo thành cụm động từ (cụm chủ vị)
Ví dụ:
Cái gốc của sự học là học làm người. (3500 câu danh ngôn)
Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại. (3500 câu danh ngôn) Công việc mà Mác ưa thích là tìm lục trong sách báo.
Luật của cuộc thi là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn ngay trước mặt ban giám khảo. (Tạ Duy Anh)
Điều đáng sợ là ngọn lửa nhiệt tình trong anh đã tắt. - Mô hình 3: V- là- N
Ví dụ:
Đắp đê lấn biển là công việc nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. (Chu Văn) Im lặng là câu trả lời tốt nhất cho mọi lời vu khống. (3500 câu danh ngôn) Trừng phạt là thuộc tính của loài người. (3500 câu danh ngôn)
Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác. (Ăng-ghen)
Lúc này, Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước. (Hồ Chí Minh)
- Mô hình 4: V- là- V Ví dụ:
Giúp người khác chính là giúp mình.
Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại. (V. Huy-gô)
Biết nhịn cơn giận dữ là biết tránh những điều phải hối hận trong đời. . (3500 câu danh ngôn)
- Mô hình 5: A- là- A
Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả. (Vũ Trọng Phụng)
Thiếu bánh chưng bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. (Sự tích bánh chưng bánh giầy).
- Mô hình 6: N - là A Ví dụ:
Quà của kẻ thù là tối nguy hiểm. (3500 câu danh ngôn) Thơ là tổng hợp, kết tinh. (Nguyễn Đình Thi)
-Mô hình 7: A- là - N Ví dụ:
Dịu dàng là đức tính cần có ở người phụ nữ.
Tiết kiệm không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề đạo đức.
Thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan. (3500 câu danh ngôn)
Trong các mô hình trên đây, mô hình 1 (N1 - là - N2) là mô hình cơ bản. Tính cơ bản của mô hình này thể hiện ở chỗ nó là mô hình phổ biến nhất. Đây chính là mô hình
gốc mà từ đó các mô hình khác được phái sinh. Các mô hình còn lại (từ 2 đến 7) hầu như đều có thể quy về mô hình cơ bản bằng thủ pháp bổ sung các yếu tố bị lược bỏ.
So sánh:
Nhiệm vụ chính của chúng ta là học tập. →
Nhiệm vụ chính của chúng ta là nhiệm vụ học tập. (+) Im lặng là câu trả lời tốt nhất cho mọi lời vu khống. → Sự im lặng là câu trả lời tốt nhất cho mọi lời vu khống. (+) Giúp người khác chính là giúp mình. →
Việc giúp người khác chính là việc giúp mình. (+)
Thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan. →. Sự thận trọng là đứa con trưởng thành của sự khôn ngoan.(+) Anh bỏ đi là một sai lầm. →
Việc anh bỏ đi là một sai lầm. (+)
a) Về một số đặc điểm kết hợp đáng chú ý khác của “là”
Khi phân tích đặc điểm của động từ là trong vai trò hạt nhân cú pháp của câu, cùng với việc xác định các mô hình kết trị của là như trên, cần chỉ ra những nét đáng chú ý sau đây của từ là:
- Khác với vị ngữ là các vị từ khác thường được phủ định bằng không, vị ngữ được biểu hiện bằng là thường được phủ định bằng không phải.
So sánh:
Tôi không biết người này.
Cô ấy không đẹp.
Nam không phải là sinh viên.
Phê bình không phải là chống đối. (3500 câu danh ngôn)
- Khác với vị ngữ là động từ - thực từ, vị ngữ được biểu thị bằng là dễ bị lược bỏ hơn. Ví dụ:
Anh Nam là người Hà Nội. → Anh Nam ø người Hà Nội. (+) Cam này là cam Bố Hạ. → Cam này ø cam Bố Hạ. (+) Cầu này là cầu ái cầu ân. →
Cầu này ø cầu ái cầu ân. (+) (Ca dao)
- Vì trống nghĩa từ vựng và biểu thị mối quan hệ đồng nhất, động từ là trong vai trò vị ngữ thường cho phép hoán vị giữa chủ ngữ và bổ ngữ mà không làm thay đổi quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong câu và ý nghĩa chung của câu. Khi xem xét khả năng hoán vị giữa chủ ngữ và vị ngữ, cần phân biệt hai trường hợp:
+ Trong trường hợp có sự đồng nhất tuyệt đối thì việc hoán vị được thực hiện dễ dàng không cần điều kiện gì. (Ví dụ: Tố Hữu là tác giả tập thơ Việt Bắc. → Tác giả
tập thơ Việt Bắc là Tố Hữu.).
+ Khi không có sự đồng nhất tuyệt đối thì trong nhiều trường hợp, cần bổ sung một số từ mới để có thể thực hiện sự hoán vị.
Ví dụ:
Em tôi là sinh viên. → Sinh viên là em tôi. (-) Em tôi là một trong số những sinh viên. → Một trong những số sinh viên là em tôi. (+)