Về ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ hai diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng trung) (Trang 36 - 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.3. Về ý nghĩa

Động từ hai diễn tố chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới một đối thể (theo nghĩa rộng, đối thể được hiểu là tất cả các yếu tố không phải là chủ thể, được biểu thị bởi các thành tố phụ bắt buộc ở sau động từ).

1) Ý nghĩa chung của động từ hai diễn tố

Ý nghĩa chung đặc trưng cho động từ hai diễn tố là:

a) Chỉ hoạt động có tính ngoại hướng (ngoại động), tức là hoạt động hướng tới đối thể ở bên ngoài chủ thể. Sở dĩ cần nói “đối thể ở bên ngoài chủ thể” vì động từ nội hướng (đơn trị) có thể cũng chỉ hoạt động hướng tới sự vật được hình dung như đối thể (chẳng hạn, cháy trong “cháy nhà” chỉ hoạt động tác động vào nhà (mà kết quả là nhà

bị tiêu hủy) nhưng đối thể (nhà) bị tác động ở đây lại đồng thời là chủ thể (chỉ kẻ mang trạng thái cháy) chứ không phải ở bên ngoài chủ thể. Đây là đặc điểm phân biệt động từ hai diễn tố với động từ một diễn tố hay động từ đơn trị có nét trung gian giữa động từ nội hướng và động từ ngoại hướng.

b) Chỉ hoạt động có tính song trị, tức là hoạt động hướng tới một đối thể. Đặc tính này phân biệt động từ hai diễn tố với động từ ba diễn tố (động từ tam trị) cũng là tiểu loại động từ ngoại hướng nhưng chỉ hoạt động hướng tới hai diễn tố đối thể.

2) Những phạm trù ý nghĩa riêng đặc trưng cho các nhóm động từ hai diễn tố

Trên đây là hai đặc điểm ý nghĩa chung của tất cả các động từ hai diễn tố. Đi vào cụ thể, có thể thấy động từ hai diễn tố là tiểu loại rất không thuần nhất về ý nghĩa. Điều này có thể chỉ ra cụ thể qua sự đối lập giữa các nhóm theo các nét nghĩa sau:

a) Đối lập giữa nghĩa cụ thể và nghĩa trừu tượng: Trong tiểu loại động từ hai diễn tố, bên cạnh đa số động từ có ý nghĩa cụ thể, chân thực, tức là có tính thực từ (như ăn,

viết, xây, đánh, đốt, phá...) và có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (làm gì, làm sao)

còn một số động từ hai diễn tố là động từ ngữ pháp (động từ - bán thực từ). Nhóm động từ này vừa có tính chất động từ, vừa có tính chất hư từ. Chẳng hạn, trong các cấu trúc

Tôi là sinh viên.” hoặc “Tôi đã trở thành giáo viên.”, các động là, trở thành không có

ý nghĩa cụ thể, chân thực và không có khả năng thay thế bằng làm gì, làm sao. Chính vì không có đặc tính đầy đủ của động từ điển hình như động từ - thực từ và có nét gần gũi với hư từ mà một số tác giả coi “” là hư từ (từ nối, quan hệ từ).

b) Đối lập giữa tính chủ ý và tính không chủ ý: Bên cạnh đa số động từ hai diễn

tố đều chỉ hoạt động có tính chủ ý (chủ động), tức là hoạt động xuất phát từ chủ thể (thường là người hay vật hữu sinh) và chủ thể có thể làm chủ và điều khiển được ý muốn của mình (ví dụ: ăn, đọc, viết, đánh, mắng…) còn có một nhóm không lớn động từ hai diễn tố chỉ hoạt động không có tính chủ ý (chẳng hạn, các động từ sợ, bị, được,

chịu, phải…).

c) Đối lập giữa tính tác động và tính không tác động: Bên cạnh những động từ

hai diễn tố chỉ hoạt động có sự tác động vào đối thể (ăn, uống, đào, đắp, đánh, xây,

viết, vẽ, đốt, phá..) là những động từ hai diễn tố chỉ hoạt động tuy cũng có tính ngoại

hướng nhưng không tác động vào đối thể (nghe, nhìn, xem, gặp, sợ, được, bị, chịu…). Giữa hai nhóm động từ này là nhóm động từ nửa tác động hay động từ tác động hạn chế (yêu, ghét, căm thù, khinh bỉ…)

đ) Đối lập giữa tính tạo tác và tính chuyển tác của hoạt động: Động từ hai diễn

tố thuộc nhóm tạo tác chỉ hoạt động tác động vào đối thể mà kết quả là đối thể được tạo ra (sinh, đẻ, đúc, nặn, đào, đắp, xây, xây dựng, sáng tác…). Động từ hai diễn tố thuộc nhóm chuyển tác chỉ hoạt động mà kết quả là đối thể bị biến đổi về mặt nào đó

(bắn, đánh, đập, đốt, phá, cắn, xé, giết…).

e) Đối lập giữa tính thuần ngoại hướng (tính ngoại hướng điển hình) và tính nửa

ngoại hướng (ngoại hướng trung tính): Động từ hai diễn tố có tính ngoại hướng điển

hình là những động từ chỉ hoạt động có tính ngoại hướng thuần túy (ăn, đọc, viết, mắng,

đánh, đốt, phá, bắn, giết...). Động từ ngoại hướng trung tính là những động từ chỉ hoạt

ngoại hướng là các động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể như: lắc (đầu), gật (đầu),

nhắm (mắt), há (mồm), nghiển (cổ), kiễng (chân)…). Chẳng hạn, trong câu: “Tôi lắc

đầu.”, lắc chỉ hoạt động ngoại hướng (hoạt động điều khiển) xuất phát từ chủ thể (tôi)

hướng tới đối thể là đầu; mặt khác, lại chỉ hoạt động (trạng thái chuyển động) thuộc về

đầu (hoạt động hay trạng thái này có tính nội hướng). Động từ trung tính ngoại hướng được coi là nhóm động từ có đặc tính trung gian giữa động từ ngoại hướng đích thực và động từ nội hướng [15, tr.284-285].

Như vậy, với đặc điểm ý nghĩa đã chỉ ra, động từ hai diễn tố được phân biệt rõ ràng về nghĩa với cả động từ một diễn tố (động từ đơn trị) lẫn động từ ba diễn tố (động từ tam trị). Cụ thể:

- Với tính ngoại hướng, động từ hai diễn tố phân biệt với động từ một diễn tố (có tính nội hướng hay tính đơn trị).

- Với tính song trị, động từ hai diễn tố phân biệt với động từ ba diễn tố (có tính tam trị).

- Với ý nghĩa hoạt động trừu tượng (hoạt động hiểu theo ý nghĩa ngữ pháp đặc trưng cho các động từ song trị là bán thực từ), động từ hai diễn tố được phân biệt với cả động từ một diễn tố (động từ đơn trị) lẫn động từ ba diễn tố (động từ tam trị) là hai nhóm động từ hầu như đều là những động từ - thực từ (động từ có ý nghĩa cụ thể, chân thực).

Những đặc điểm ý nghĩa chung của tiểu loại cũng như những đặc điểm ý nghĩa riêng đặc trưng cho các nhóm động từ hai diễn tố sẽ chi phối thuộc tính kết trị của chúng như sẽ được xem xét ở mục dưới đây cũng như ở Chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ hai diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng trung) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)