Nguyên tắc phân loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ hai diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng trung) (Trang 51)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.5. Về các diện đối lập cơ bản trong phạm trù động từ hai diễn tố

2.5.1. Nguyên tắc phân loại

Về nguyên tắc, có thể phân loại động từ hai diễn tố dựa vào những tiêu chí khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách phân loại dựa vào hai tiêu chí chính: ý

nghĩa thuộc tính kết trị. Trong hai tiêu chí này, ý nghĩa chính là mặt nội dung còn

thuộc tính kết trị chính là mặt hình thức. Vì ý nghĩa và hình thức của động từ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên hai tiêu chí trên đây có sự liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau giúp cho sự phân loại có được kết quả khách quan, khoa học.

Trong khi vận dụng các tiêu chí này, chúng tôi đặc biệt chú ý những điểm sau:

a) Ý nghĩa được dựa vào để phân loại không phải là ý nghĩa từ vựng riêng của từng từ mà là ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa khái quát bao trùm lên hàng loạt động từ).

b) Thuộc tính kết trị được dựa vào để phân loại là số lượng và đặc tính kết trị bắt buộc (số lượng và đặc tính về ý nghĩa, hình thức của các diễn tố có thể có bên động từ). Thuộc tính kết trị đặc trưng cho các nhóm động từ hai diễn tố sẽ được mô hình hóa (theo mô hình kết trị cơ bản) với các kí hiệu như đã quy định ở mục 2.4.1.

Khi phân loại động từ hai diễn tố theo tiêu chí trên đây có thể nhận thấy bên cạnh những trường hợp có đặc điểm đối lập hoàn toàn rõ ràng (hoàn toàn thuộc về nhóm nhất định), còn có thể gặp những trường hợp có đặc tính hai mặt (tức là đứng giữa các nhóm động từ khác nhau). Chẳng hạn, nếu các nhóm động từ tạo tác (đào, đắp, vẽ, nặn, xây..) và chuyển tác (đánh, đốt, phá, bắn, giết…) luôn chỉ thuộc về một mô hình (N1 - V- N2) thì nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức, cảm nghĩ, nói năng (nói, hiểu, biết, tin…) lại có thể thuộc hai mô hình khác nhau; cụ thể: mô hình: N1 - V- N2: (Tôi biết

người này.) và mô hình: N1 - V1- V2 (Tôi biết rằng (nó) sẽ đến). Đối với trường hợp có

đặc tính hai mặt vừa dẫn trên đây, chúng tôi sẽ xếp vào hai nhóm khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ hai diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng trung) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)