Hiệu quả xã hội của các THT,HTX chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Hiệu quả xã hội của các THT,HTX chè

Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế, THT, HTX đã thể hiện được những kết quả đáng kể về mặt xã hội như: vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn không chỉ là lao động thành viên, mà còn nhiều lao động thuê ngoài, nâng cao thu nhập cho lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho các hộ sản xuất và kinh doanh chè. Cụ thể, kết quả khảo sát các hộ tổ viên THT và hộ thành viên HTX chè như sau:

Bảng 3.15: Kết quả về xã hội của các THT và HTX chè ở huyện Đồng Hỷ Chỉ tiêu ĐVT Tổ hợp tác Hợp tác xã

Tỷ lệ lao động là tổ viên, thành viên % 100 86,50 lao động thuê ngoài thường xuyên

của THT, HTX Lao động 32 51

Thu nhập bình quân/LĐ/Tháng Đồng 3.115.000 3.250.000 Tỷ lệ hộ được tham gia các lớp đào

tạo nâng cao kỹ năng sản xuất và chế biến chè

% 42,53 80,37

Tỷ lệ hộ thoát nghèo % 100 100

Số lớp đào tạo Lớp 4 6

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua bảng 3.15 ta thấy, THT, HTX đã có vai trò nhất định trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung, cho lao động vùng chè nói riêng. THT đã tạo việc làm cho 100% hộ là tổ viên THT, và lao động thuê ngoài thường xuyên là 32 lao động; HTX tạo việc làm cho lao động thành viên là 86,50% và lao động thuê ngoài thường xuyên là 51 lao động; tạo thu nhập trung bình 1 lao động tổ viên THT là 3.115.000 đồng/ lao động/ tháng; lao động là thành viên HTX là 3.250.000 đồng/ lao động/ tháng; Tỷ lệ hộ được tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất và chế biến chè của THT đạt 42,53%, của HTX đạt 80,37%. Kết quả khảo sát 87 hộ viên thuộc THT, khi tham gia vào THT có 8 hộ là hộ nghèo và cận nghèo, đến năm 2017 100% các hộ trên đã thoát nghèo, trước khi tham gia HTX có 13 hộ nghèo và cận nghèo, đến năm 2017 100% hộ thoát nghèo; Cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, trong 8 tháng đầu năm 2017 đã tổ chức được 10 lớp đào tạo kỹ năng nghề cho các THT, HTX, và các hộ trồng chè ở khu vực huyện Đồng Hỷ, trong đó có 04 lớp tổ chức chủ yếu cho các tổ viên THT và hộ nông

dân trồng chè và 6 lớp cho các thành viên HTX. Các THT, HTX hàng năm đã đóng góp cho ngân sách địa phương trên 100 triệu đồng mỗi năm. Nhiều THT, HTX đã tham gia các công tác từ thiện tại địa phương như hỗ trợ các hộ nghèo, tặng quà các em nhỏ mồ côi, các cụ già neo đơn,...

Tóm lại, phát triển THT, HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã đóng góp vai trò nhất định về phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, đồng thời là tiền đề để huyện Đồng Hỷ phát triển vùng chè, phát triển sản xuất, kinh doanh chè theo hương bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)