Hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè

1.1.3.1. Hiệu quả kinh tế các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè.

Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được từ quá trình sản xuất và kinh doanh chè với toàn bộ chi phí các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật, quản lý…). Kết quả thể hiện quy mô, khối lượng sản phẩm chè cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Hiệu quả là đại lượng đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào, mức chi phí cho một đơn vị kết quả đó có chấp nhận được không. Hiệu quả luôn gắn liền với kết quả. Trong sản xuất chè, luôn có môi quan hệ giữa sử dụng yếu tô đầu vào và kết quả đầu ra. Từ đó, xác định được hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu. Hiệu quả kinh tế khi tính toán phải gắn liền với việc lượng hóa các yếu tô đầu vào (chi phí) và các yếu tô đầu ra (sản phẩm).

Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp thường gặp khó khăn khi lượng hóa các yếu tô này để tính toán hiệu quả. Ví dụ, với các yếu tô đầu vào như tài sản cô định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm,…) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đều. Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác nên việc tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối. Sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng gây khó khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất chè. Điều kiện tự nhiên, có ảnh hưởng thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản xuất, nhưng mức độ tác động cũng khó có thể lượng hóa. Đối với các yếu tố đầu ra, chỉ lượng hóa được kết quả thể hiện bằng vật chất, còn kết quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ môi trường… không thể lượng hóa được ngay.

Do vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè được hiểu là hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của THT, HTX chè đó đem lại cho các thành viên tham gia HTX, tổ viên tham gia THT. Nếu hiểu hiệu quả kinh tế theo mục đích thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của THT, HTX là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của THT, Hợp tác xã. Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của các THT, HTX chè thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để THT, Hợp tác xã thực hiện kết quả đặt ra. Ta có công thức chung:

Hiệu quả kinh tế Kết quả đầu ra từ quá trình HĐ SXKD = Các yếu tố đầu vào cho HĐ SXKD

Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả kinh tế của các THT, Hợp tác xã chè là đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Hiệu quả kinh tế được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế của các THT, hợp tác xã chè là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.

1.1.3.2. Hiệu quả xã hội của các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè.

Hiệu quả xã hội của các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè được thể hiện thông qua một số nội dung sau:

THT, HTX bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu vật chất của các tổ viên, thành viên tham gia THT, HTX, còn giúp các thành viên cải thiện đời sống sinh hoạt, nâng cao trình độ của mình. Vai trò kinh tế đi kèm với vai trò xã hội với từng tổ viên, thành viên là một đặc trưng của THT, HTX. Những

hoạt động xã hội của THT, HTX thường được triển khai là đào tạo và nâng cao tay nghề cho tổ viên, thành viên, giúp đỡ họ và những người dân địa phương có hoàn cảnh khó khăn, tiến hành xóa đói giảm nghèo thông qua việc làm, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Hoạt động xã hội cần được nhắc đến đầu tiên với tư cách một trong những hoạt động quan trọng của THT, HTX là đào tạo cho tổ viên và thành viên. Trình độ của tổ viên, thành viên được biểu hiện qua mức độ hợp tác trong sản xuất, kiến thức sản xuất, biết lập kế hoạch sản xuất, lựa chọn giống, xác định cơ cấu mùa vụ hợp lý, sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới,... và là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất và khả năng kinh tế của THT, HTX. Trong tình hình thực tại ở các THT, HTX nhìn chung trình độ lao động nông nghiệp qua đào tạo thấp, điều đó hạn chế khả năng và chất lượng sản phẩm của THT, HTX. THT, HTX làm tốt khâu này sẽ nâng cao được thu nhập cho thành viên và tổ viên. Từ đó củng cố uy tín và vai trò của mình trong từng tổ viên và thành viên, thúc đẩy liên kết ngày càng bền chặt.

THT, HTX không chỉ là một tổ chức kinh doanh thông thường, nó còn là một tổ chức liên minh, liên kết các tổ viên, thành viên trên cơ sở công bằng và bình đẳng và tương trợ lẫn nhau.

Không chỉ đáp ứng về vật chất, việc tổ chức những hoạt động văn nghệ - văn hóa giúp nâng cao đời sống tinh thần cho các tổ viên, thành viên, biền chặt hơn, liên kết giữa những tổ viên, thành viên với nhau, giữa tổ viên, thành viên với THT, HTX. Thông qua hoạt động văn hóa, tổ viên, thành viên được đáp ứng nhu cầu gắn kết xã hội, nhu cầu được hưởng thụ tinh thần và phục hồi sức lao động.

Tóm lại, Hiệu quả xã hội của các tổ hợp tác, hợp tác xã chè chính là tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các tổ viên, thành viên THT, HTX, giảm nghèo cho chính các thành viên và tổ viên của mình; nâng cao trình độ nhận thức của các tổ viên, thành viên THT, HTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)