Những khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế và xã hội của các THT, HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thì các thành viên tham gia HTX, tổ viên THT và các THT, HTX chè gặp phải rất nhiều khó khăn. Cụ thể một số khó khăn chính:

Thứ nhất, khó khăn về mặt bằng cho sản xuất kinh doanh: Mặt bằng sản xuất kinh doanh hiện nay của các THT, HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ phần lớn là tận dụng mặt bằng sản xuất kinh doanh từ các hộ thành viên, mà chưa có mặt bằng sản xuất kinh doanh riêng. Việc thuê hoặc được cấp đất cho THT, HTX rất khó khăn hoặc xã, huyện không còn quỹ đất cho THT, HTX thuê, dẫn đến các THT, HTX không có mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, khó khăn về vốn: quy mô vốn của các tổ viên THT, thành viên HTX phần lớn nhỏ lẻ, lượng vốn ít. Trong khi, để vay được vốn từ các tổ chức tín dụng rất khó khăn. Đặc biệt là đối với THT không có pháp nhân nên việc vay vốn hoàn toàn là vay cá nhân của từng tổ viên THT, hoặc HTX khi vay vốn không có tài sản thế chấp hoặc giá trị tài sản thấp nên vay vốn cũng rất khó khăn. Mặc dù một số THT, HTX được chính quyền địa phương và một số tổ chức hỗ trợ về vốn, song lượng vốn ít không đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của THT, HTX.

Thứ ba, khó khăn về thị trường: Các THT, HTX chè của huyện Đồng Hỷ hiện nay chỉ mới tiêu thụ được khoảng 40-60% sản lượng chè do hộ thành viên sản xuất ra, số còn lại các hộ tự tiêu thụ thông qua chợ truyền thống hoặc thông qua các thương lái, một phần nhỏ bán cho các đại lý, cửa hàng trong và ngoài tỉnh. Thứ tư, khó khăn về quản lý: Trình độ quản lý của Ban giám đốc HTX và tổ trưởng THT hiện nay phần lớn là trình độ phổ thông chưa qua đào tạo,

do vậy những kiến thức mới về công nghệ, về thị trường rất hạn chế. Đặc biệt là những kiến thức về quản lý và kiến thức về hạch toán kế toán tại các THT, HTX rất yếu kém.

Thứ năm, khó khăn từ phía các tổ viên THT và thành viên HTX: Sự phát triển của THT, HTX phụ thuộc vào nhận thức của các thành viên tham gia THT, HTX. Trong khi, tâm lý của các thành viên tham gia THT, HTX hiện nay vẫn mang tâm lý chông chờ vào chính sách hỗ trợ khi tham gia THT, HTX mà thiếu đi sự năng động, thiếu động lực cố gắng phát triển,... Đây là một trong những khó khăn kìm hãm sự phát triển THT, HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)