Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển Tổ hợp tác, Hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển Tổ hợp tác, Hợp tác

xã chè của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển Tổ hợp tác, Hợp tác xã chè huyện Đồng Hỷ

Phát triển kinh tế tập thể đang là chủ trương phát triển kinh tế nông thôn của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, UBND tỉnh Thái Nguyên nói chung và UBND huyện Đồng Hỷ nói riêng đã có những quan điểm và định hướng cụ thể để phát triển Tổ hợp tác, Hợp tác xã chè như sau:

- Củng cố, phát triển các THT, HTX chè theo hướng đa ngành nghề và tổng hợp, trong đó khuyến khích phát triển các THT, HTX chè, vừa tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm chè, phối hợp với cung cấp dịch vụ cho sản xuất chè: dịch vụ cung cấp giống chè, dịch vụ cung cấp phân bón, dịch vụ cung cấp máy móc thiết bị,... cho chính các thành viên HTX, tổ viên THT và cho các hộ trồng chè trên địa bàn và vùng lân cận.

- Xây dựng và mở rộng mô hình THT, HTX chè, đầu tư khoa hoc kỹ thuật để thâm canh và phát triển chiều sâu. Củng cố, phát triển THT, HTX chè tại các vùng chè nhằm phát huy tối đa lợi thế của huyện về thế mạnh sản xuất chè ở khu vực nông thôn.

- Tiếp tục củng cố phát triển các THT, HTX chè hiện có và phát triển thêm các THT, HTX chè tại các địa phương gắn với các chương trình khuyến công, khuyến nông, và làng nghề của tỉnh.

- Phát triển THT, HTX chè của huyện theo phương thức kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chè của các THT, HTX trên địa bàn.

- Phát triển THT, HTX chè của huyện gắn với vùng nguyên liệu chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ, Global GAP và chè hữu cơ, nhằm sản xuất chè sạch đáp ứng nhu cầu chè sạch trong và ngoài nước, bảo vệ môi trường vùng chè của huyện.

- Phát triển các loại quỹ tín dụng nhân dân, nhằm hỗ trợ về vốn cho các THT, HTX chè trên địa bàn. Tích cực khai thác nguồn vốn hiện có trong dân để nâng cao năng lực tài chính của các quỹ hỗ trợ phát triển THT, HTX chè có nhu cầu vay vốn.

- Phát triển THT, HTX chè trên địa bàn gắn với du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái tại các vùng chè của huyện. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề chè gắn với các THT, HTX chè.

- Đầu tư, hỗ trợ tăng cường năng lực về chuyên môn, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý THT, HTX, đồng thời nâng cao tay nghề cho thành viên HTX và tổ viên THT chè và người lao động tại các vùng chè của huyện thông qua các lớp tập huấn, đào tạo nghề và năng lực quản lý cho các thành viên và người lao động nghề chè trên địa bàn huyện.

- Chú trọng phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ cho các THT, HTX chè trên địa bàn huyện phù hợp với từng điều kiện phát triển THT, HTX chè cụ thể.

- Tăng cường phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, hỗ trợ các THT, HTX chè trên địa bàn huyện tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài nước. Hỗ trợ kinh phí và tư vấn phát triển thương hiệu sản phẩm chè cho các THT, HTX chè.

- Khuyến kích liên kết 5 nhà trong phát triển THT, HTX chè, trong đó, nhấn mạnh vai trò của liên dọc giữa THT, HTX chè với các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn huyện, tỉnh và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè cho các THT, HTX chè của huyện. Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, tận dụng sự hỗ trợ phát triển THT, HTX chè từ các tổ chức này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)