Hiệu quả kinh tế của các THT,HTX chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Hiệu quả kinh tế của các THT,HTX chè

* Thông tin cơ bản của THT, HTX chè huyện Đồng Hỷ

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có hàng trăm nhóm hộ liên kết trong sản xuất và kinh doanh chè đang hoạt động như THT. Tuy nhiên, chỉ có 11 THT đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý cấp xã. Kết quả khảo sát 87 tổ viên của 11 THT chè như sau:

Bảng 3.9: Thông tin cơ bản về các tổ viên tham gia THT chè ở huyện Đồng Hỷ

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ tổ viên THT

1 Số nhân khẩu Người 6

2 Số lao động Lao động/hộ 3

3 Tuổi chủ hộ Năm 44

4 Tổng vốn Nghìn đồng/hộ 65.100

5 Tổng tài sản Nghìn đồng 25.028

Phân tích bảng 3.9 ta thấy, số lượng nhân khẩu bình quân một hộ tổ viên là 6 người, trong đó có 3 lao động tham gia làm chè; số tuổi trung bình của chủ hộ tổ viên là 44 tuổi; vốn bình quân sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tổ viên là 65.100 (nghìn đồng) đây là số vốn lưu động mà hộ tích lũy được từ quá trình sản xuất kinh doanh qua nhiều năm, sử dụng để đầu tư cho sản xuất và chế biến chè; tổng tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chè bình quân (cuốc, xẻng, máy sao sấy chè, máy sào gas, máy hút chân không, máy ủ hương,...) là 25.028 (nghìn đồng). Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của một hộ tổ viên THT được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ viên tham gia THT chè ở huyện Đồng Hỷ

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ tổ viên THT

1 Diện tích chè bình quân Ha/hộ 0,42

2 Năng suất bình quân Tạ/ha 112

3 Giá trị sản xuất Nghìn đồng 226.329

4 Chi phí trung gian Nghìn đồng 100.189

5 Giá trị gia tăng Nghìn đồng 126.140

6 Thu nhập hỗn hợp Nghìn đồng 112.140

7 Thu nhập Đồng/LĐ/tháng 3.115.000

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phân tích bảng 3.10 ta thấy, diện tích chè bình quân một hộ tổ viên THT là 0,42 ha cao hơn diện tích bình quân của hộ nông dân trồng chè tỉnh Thái Nguyên (0,31ha/ hộ); năng suất bình quân của hộ tham gia THT là 112 tạ/ha; giá trị sản xuất bình quân một hộ tham gia THT là 226.329 (nghìn đồng); chi phí trung gia bình quân 100.189 (nghìn đồng); giá trị gia tăng đạt 126.140 (nghìn đồng); thu nhập hỗn hợp của hộ tổ viên bình quân đạt 112.140 (nghìn đồng); thu nhập bình quân 1 lao động thuộc hộ tổ viên đạt 3.115.000 đồng/lao động/tháng, cao hơn mặt bằng chung thu nhập của các lao động làm chè trong vùng là 2.850.000 đồng/tháng [Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017].

Như vậy, có thể thấy được vai trò của liên kết ngang giữa các hộ dân thành lập lên THT sản xuất và kinh doanh chè, giúp các hộ dân cùng giúp đỡ nhau về lao động, chia sẻ những kinh nghiệm làm chè và cùng tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm đầu ra của hộ.

Tuy nhiên, THT cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, như quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé, chưa có pháp nhân. Do vậy, THT khó khăn trong việc ký kết hợp đồng kinh tế, khó khăn trong việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm,... Hình thức tổ chức kinh tế Hợp tác xã đã phần nào giải quyết được những hạn chế trên. Kết quả khảo sát 163 thành viên của 9 HTX sản xuất và kinh doanh chè của huyện Đồng Hỷ như sau:

Bảng 3.11: Thông tin cơ bản về các thành viên tham gia HTX chè ở huyện Đồng Hỷ

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ thành viên THT

1 Số nhân khẩu Người 6

2 Số lao động Lao động/hộ 4

3 Tuổi chủ hộ Năm 42

4 Tổng vốn Nghìn đồng/hộ 63.600

5 Tổng tài sản Nghìn đồng 27.839

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phân tích bảng 3.11 ta thấy, số lượng nhân khẩu và số lao động không có sự khác biệt so với hộ tham gia THT (nhân khẩu 6 người, số lao động 4 người). Tuy nhiên, tuổi trung bình của hộ tham gia HTX thấp hơn tuổi trung bình của hộ tham gia THT; tổng số vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân 63.600 (nghìn đồng) (cao hơn vốn sản xuất kinh doanh của hộ tham gia THT 65.100); tổng tài sản bình quân/ hộ thành viên HTX cao hơn hộ tổ viên THT, song không đáng kể. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên HTX chè huyện Đồng Hỷ như sau:

Bảng 3.12: Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên HTX chè ở huyện Đồng Hỷ

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ thành viên HTX

1 Diện tích chè bình quân Ha/hộ 0,47

2 Năng suất bình quân Tạ/ha 112

3 Giá trị sản xuất Nghìn đồng 267.500

4 Chi phí trung gian Nghìn đồng 105.600

5 Giá trị gia tăng Nghìn đồng 161.900

6 Thu nhập hỗn hợp Nghìn đồng 156.000

7 Thu nhập Đồng/LĐ/tháng 3.250.000

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phân tích bảng 3.12 ta thấy, những hộ tham gia HTX có diện tích chè tương đối lớn 0,51 ha, cao hơn những hộ tham gia THT; năng suất trung bình đạt 112 tạ/ha; giá trị sản xuất bình quân một hộ tham gia THT là 267.500 (nghìn đồng); chi phí trung gia bình quân 105.600 (nghìn đồng); giá trị gia tăng đạt 161.900 (nghìn đồng); thu nhập hỗn hợp của hộ tổ viên bình quân đạt 156.000 (nghìn đồng); thu nhập bình quân 1 lao động thuộc hộ tổ viên đạt 3.250.000 đồng/lao động/tháng.

Khi các hộ dân trồng chè tham gia THT, HTX chè không chỉ hỗ trợ nhau về vốn, về lao động, mà các hộ tổ viên, thành viên còn được chính các THT, HTX cung ứng cho các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ. Kết quả khảo sát hộ là tổ viên THT và hộ là thành viên HTX về một số chỉ tiêu như: tỷ lệ hộ thành viên, tổ viên được cung ứng các yếu tố đầu vào từ THT, HTX; tỷ lệ % doanh thu của tổ viên THT, và thành viên HTX được tiêu thụ bởi THT, HTX; tỷ lệ % số hộ tham gia sản xuất chè VietGAP, UTZ, Global GAP trên tổng số hộ thành viên; tỷ lệ % hộ thành viên, tổ viên của THT, HTX đăng ký tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể chè theo chỉ dẫn địa lý; số hộ được tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất và chế biến chè như sau:

Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu khác phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ tổ viên THT và hộ thành viên HTX chè ở huyện Đồng Hỷ

ĐVT:%

Chỉ tiêu Tổ hợp tác Hợp tác xã

Tỷ lệ hộ thành viên, tổ viên được cung ứng các

yếu tố đầu vào từ THT, HTX 34,48 49,69

Tỷ lệ sản lượng chè của tổ viên THT, và thành

viên HTX được tiêu thụ bởi THT, HTX 52,87 61,35 Tỷ lệ hộ tham gia sản xuất chè VietGAP, UTZ,

Global GAP trên tổng số hộ thành viên 77,01 85,89 Tỷ lệ hộ thành viên, tổ viên của THT, HTX

đăng ký tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể chè theo chỉ dẫn địa lý

31,03 68,10 Tỷ lệ hộ được hỗ trợ từ các chính sách của

chính quyền địa phương và TW 19,54 40,49

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phân tích bảng 3.13 ta thấy, khi tham gia vào THT các hộ tổ viên THT được hưởng nhiều lợi ích như: Được cung ứng các yếu tố đầu vào từ cho quá trình sản xuất kinh doanh: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV. Kết quả khảo sát toàn bộ 87 tổ viên THT cho thấy, 34,48% tổng số hộ được THT cung cấp các yếu tố đầu vào; khi tham gia THT, các hộ tổ viên được THT tiêu thụ sản phẩm chè của hộ. Tỷ lệ sản lượng chè (tính cả chè búp tươi và chè búp khô) của tổ viên THT được tiêu thụ bởi THT đạt 52,87% tổng sản lượng chè của hộ; Tỷ lệ hộ tổ viên tham gia sản xuất chè VietGAP, UTZ, Global GAP trên tổng số hộ tổ viên THT là 77,01%; tỷ lệ hộ tổ viên đăng ký tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên hoặc nhãn hiệu tập thể chè theo chỉ dẫn địa lý chiếm 31,03%; khi tham gia THT, các hộ là tổ viên THT khi tham

gia THT được hưởng một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích từ chính quyền địa phương và trung ương: chính sách hỗ trợ giống, phân bón, đào tạo, máy móc thiết bị,.... Tỷ lệ hộ tổ viên THT được hưởng chính sách hỗ trợ (không tính số lần hỗ trợ và số tiền hỗ trợ) chiếm 19,54%. Mặc dù số liệu khảo sát thống kê về kết quả của THT không cao, song cũng đã phản ánh được vai trò to lớn của THT trong việc hỗ trợ các hộ sản xuất và kinh doanh chè tham gia THT.

Kết quả khảo sát 163 hộ thành viên của 9 HTX cho thấy, 49,69% tổng số hộ thành viên được HTX cung cấp các yếu tố đầu vào; Tỷ lệ sản lượng chè (bao gồm cả chè búp tươi và chè búp khô) của hộ thành viên HTX được tiêu thụ bởi HTX đạt 61,35% tổng sản lượng chè của hộ; Tỷ lệ hộ thành viên tham gia sản xuất chè VietGAP, UTZ, Global GAP trên tổng số hộ thành viên HTX là 85,89%; tỷ lệ hộ thành viên đăng ký tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên hoặc nhãn hiệu tập thể chè theo chỉ dẫn địa lý chiếm 68,10%; khi tham gia HTX, các hộ là thành viên HTX được hưởng các chính sách hỗ trợ từ trung ương và địa phương, tỷ lệ hộ thành viên HTX được hưởng các chính sách hỗ trợ chiếm 40,49%.

Kết quả phân tích trên cho thấy, HTX có vai trò tốt hơn so với vai trò của THT, khi tham gia HTX các hộ thanh viên được cung cấp các yếu tố đầu vào nhiều hơn và thường xuyên hơn, sản lượng chè sản xuất ra được tiêu thụ bởi HTX nhiều hơn. Đặc biệt, khi tham gia HTX các hộ thành viên nhận thức cao hơn về vai trò của sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ, GlobalGAP, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu thị trường. Khi tham gia HTX, các hộ thành viên nhận thức rõ hơn vai trò của thương hiệu, nhãn hiệu đối với sản phẩm chè, do vậy nhiều hộ thành viên của HTX đã đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên hoặc các nhãn hiệu tập thể chè theo chỉ dẫn địa lý. Các hộ thành viên HTX được tham gia tập huấn nhiều hơn những hộ tham gia THT. Vì vậy, cần khuyến khích các hộ tham gia HTX hoặc khuyến khích các hộ tham gia THT,

các THT đủ điều kiện thành lập HTX thì chuyển đổi từ mô hình THT sang mô hình HTX nhằm phát huy hơn vai trò trong việc liên kết, và nâng cao nhận thức của các hộ thành viên.

Tuy nhiên, khó khăn đối với các THT, HTX chè là chất lượng chè không đồng đều giữa các tổ viên THT và thành viên HTX. THT, HTX phần lớn mua nguyên liệu chè dưới dạng bán thành phẩm (chè xanh sơ chế), sau đó hoàn thiện và đóng gói. Do vậy, THT, HTX tiêu thụ được 40%-60% sản lượng chè của các hộ tổ viên và thành viên (những loại chè đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu của các đơn đặt hàng). Số còn lại các tổ viên và thành viên tự chế biến và tự tiêu thụ.

Để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các THT, HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, nghiên cứu đi phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả như sau:

Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ tổ viên THT và hộ thành viên HTX chè (tính bình quân/hộ)

ĐVT: Lần

Chỉ tiêu Tổ hợp tác Hợp tác xã

Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí

(TGO=GO / IC) 3,98 4,01

Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí

(TVA= VA / IC) 2,88 2,89

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian

(TMI= MI / IC) 2,91 2,97

Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động

(TGOLĐ= GO/công lao động) 2,95 3,20

Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động

(TVALĐ= VA/công lao động) 2,35 2,14

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động

(TMILĐ = MI/công lao động ) 2,24 2,07

Phân tích bảng 3.14. về một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ tham gia THT và HTX ta thấy:

Hiệu quả sử dụng chi phí: Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí tính bình quân cho một hộ tổ viên tổ hợp tác là 3,98 lần, một hộ thành thành viên HTX là 4,01 lần; Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí của hộ tổ viên THT là 2,88 lần, hộ thành viên HTX là 2,89 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian của hộ tổ viên là 2,91 lần, hộ thành viên HTX là 2,97 lần.

Hiệu quả sử dụng lao động: Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động của hộ tổ viên THT là 2,95 lần, hộ thành viên HTX là 3,20 lần; Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động của hộ tổ viên THT là 2,35 lần, hộ thành viên HTX là 2,14 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động của hộ tổ viên THT là 2,24 lần, hộ thành viên HTX là 2,07 lần.

Như vậy ta có thể thấy, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng lao động của hộ tổ viên THT và hộ thành viên HTX không có sự khác biệt nhiều, song tại các HTX thì hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng lao động có phần cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)