Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội của các THT,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội của các THT,

HTX chè ở huyện Đồng Hỷ

Để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ dân trồng chè tham gia THT, HTX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận gộp của hộ thành viên HTX, tổ viên THT chè. Sau khi hồi quy, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.16. Kết quả chạy mô hình hàm sản xuất COBB-DOUGLAS

Biến số

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị t Ý nghĩa thống Thống kê cộng tuyến B Sai số

chuẩn Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 9.571 0.292 32.790 0.000 0.919 1.088 LNCPNL 0.106 0.018 0.252 5.852 0.000 0.908 1.102 LNCONGNGHE 0.052 0.014 0.160 3.701 0.000 0.986 1.014 LNVON 0.056 0.022 0.105 2.524 0.012 0.876 1.141 LNKINHNGHIEM 0.075 0.032 0.102 2.316 0.021 0.925 1.081 THITRUONG 0.131 0.026 0.213 4.964 0.000 0.899 1.113 HOTRO 0.288 0.026 0.489 11.234 0.000 0.952 1.050 HTX 0.074 0.027 0.117 2.770 0.006 0.919 1.088 a. Dependent Variable: LNLOINHUAN

Trong đó:

Biến phụ thuộc LOINHUAN là tổng lợi nhuận gộp của hộ của hộ (nghìn đồng); CPNL: chi phí nguyên liệu (nghìn đồng); CONGNGHE: Tổng giá trị tài sản cố định của hộ sử dụng cho sản xuất và chế biến chè (nghìn đồng); VON: Vốn lưu động của hộ; THITRUONG: Hộ bán chè cho THT, HTX (THITRUONG = 0 Hộ bán được ít hơn 50% sản lượng chè hộ sản xuất ra cho THT, HTX, THITRUONG = 1 Hộ bán được lớn hơn hoặc bằng 50% sản lượng chè hộ sản xuất ra cho THT, HTX); HOTRO: Hộ nhận được các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ khác (không tính số lần hộ được hưởng hỗ trợ) (HOTRO = 0 Hộ chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nào, HOTRO = 1 Hộ đã được hưởng chính sách hỗ trợ).

Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,575 có ý nghĩa 57,5% thay đổi của lợi nhuận gộp của hộ tham gia THT, HTX được giải thích bởi chi phí nguyên liệu, công nghệ, vốn, thị trường, chính sách hỗ trợ, và loại hình tổ chức kinh tế (THT hay HTX). Còn lại 42,5% là do các yếu tố khác.

Từ phân tích trên ta có mô hình hồi quy sau:

LnLOINHUAN = 9,571 + 0,106LnCPNL + 0,052LnCONGNGHE + 0,056LnVON + 0,075LnKINHNGHIEM + 0,131THITRUONG + 0,288 HOTRO + 0,074HTX + Ui

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy cụ thể như sau:

- Biến Chi phí nguyên liệu (CPNL): Hệ số ước lượng là +0,106, dấu dương (+) của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi phí nguyên liệu và lợi nhuận từ sản xuất và chế biến chè của hộ tham gia THT, HTX. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi phí nguyên liệu tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,106 %.

- Chi phí tài sản cố định sử dụng cho sản xuất chế biến chè (CONGNGHE): Hệ số ước lượng +0,052, dấu dương (+) của hệ số thể hiện

mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi phí đầu tư cho tài sản và lợi nhuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, hộ đầu tăng chi phí tư liệu lao động 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,052 %.

- Vốn (VON): Hệ số ước lượng là +0,056, dấu dương của hệ số thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của hộ và lợi nhuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi đầu tư cho vôns tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,056%.

- Kinh nghiệm làm chè của hộ (KINHNGHIEM), thể hiện thông qua số năm hộ tham gia THT, HTX chè: Hệ số ước lượng +0,075, quan hệ cùng chiều với biến lợi nhuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi với số năm kinh nghiệm trung bình hiện tại, nếu số năm kinh nghiệm của hộ tăng 1% thì lợi nhuận gộp sẽ tăng 0,075%.

Biến giả về thị trường tiêu thụ sản phẩm chè (THITRUONG) cho thấy hộ bán chè cho THT, HTX sẽ có lợi nhuận gộp cao hơn hộ bán chè cho các thương lái và các chợ truyền thống 1,139 lần. Tuy nhiên, THT, HTX cũng chỉ tiêu thụ được một phần cho hộ thành viên, vì đối với THT, HTX phần lớn họ mua sản phẩm chè của các thành viên là sản phẩm chè xanh chất lượng cao, nên họ chỉ chọn những hộ có sản phẩm chè xanh với chất lượng thơm, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để thu mua.

Biến giả về chính sách khuyến khích phát triển LN chè của tỉnh (HOTRO), cho thấy hộ được hưởng các chính sách nhà nước: Chính sách hỗ trợ vay vốn, chính sách hỗ trợ máy móc thiết bị, chính sách đào tạo nghề,... thì có lợi nhuận gộp cao hơn những hộ không được hưởng các chính sách là 1,333 lần.

Biến giả về hộ là thành viên HTX (HTX), cho thấy hộ là thành viên HTX có lợi nhuận gộp cao hơn hộ chè là tổ viên THT là 1,077 lần.

Do vậy, nâng cao thu nhập cho hộ thành viên HTX, tổ viên THT thì phải có các giải pháp đồng bộ để hạn chế các yếu tố tiêu cực và thúc đẩy các yếu tố tích cực nhằm phát triển THT, HTX bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)