Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các THT,HTX chè trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các THT,HTX chè trên địa bàn

có 2 đến 3 máy. Có 35 hộ có máy đóng gói hút chân không, có 2 hộ có máy ủ hương, và 7 hộ có máy sàng lọc chè. Tổng giá trị tài sản cố định sử dụng cho chế biến chè của 250 hộ tham gia THT, HTX là 3.939.550.000 đồng.

Như vậy, ta thấy được rằng các hộ thành viên HTX và tổ viên THT chè của huyện đã nhận thức được vai trò của công nghệ trong sản xuất và chế biến. Đồng thời, chính quyền địa phương và trung ương có chính sách hỗ trợ máy móc thiết bị cho sản xuất và chế biến chè, như các tổ chức Liên minh HTX, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp và Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên,...

Tuy nhiên, tại các THT, HTX huyện Đồng Hỷ hiện chưa đầu tư máy sào gas. Nguyên nhân do giá trị của những công nghệ này lớn, như máy sào gas trị giá trên dưới 100 triệu đồng/ máy, có máy lên đến gần 300 triệu đồng/ máy tùy thuộc vào công suất máy và do tâm lý e dè trong việc sử dụng công nghệ hiện đại và tốn kém nhiên liệu, trong khi các hộ thành viên, tổ viên có thể tận dụng nguồn nhiên liệu sẵn có từ chính cành chè, củi, than,...

3.3.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các THT, HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ huyện Đồng Hỷ

Sản phẩm chè của huyện Đồng Hỷ hiện được thị trường trong và ngoài nước biết đến với hương vị đặc biệt thơm ngon chỉ sau sản phẩm chè của vùng Tân Cương thành phố Thái Nguyên. Đặc biệt, là THT, HTX chè trên địa bàn huyện là những tổ chức tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, do đó chất lượng sản phẩm được thị trường chấp nhận và giá trị kinh tế mang lại cao. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên, các sở ban ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương Thái Nguyên đã giúp các THT, HTX giới thiệu quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, các chương trình hợp tác, đồng thời tổ

chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh tạo cơ hội cho các THT, HTX tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các đơn vị khác ở trong và ngoài tỉnh.

Kết quả khảo sát 250 hộ tham gia THT, HTX chè của huyện đồng Hỷ về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Bảng 3.8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ tham gia THT, HTX chè huyện Đồng Hỷ

ĐVT: % Tiêu thụ qua THT, HTX Tiêu thụ thông qua thương lái Tiêu thụ tại các chợ truyền thống Tiêu thụ trực tiếp cho các đại

lý, cửa hàng...

THT 33,33 28,74 26,44 11,49

HTX 46,63 19,02 24,54 9,82

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua bảng 3.8 ta thấy, THT, HTX đã tiêu thụ được khoảng từ 30% đến 50% sản lượng chè sản xuất của hộ tổ viên THT và hộ thành viên HTX. Cụ thể, hộ là tổ viên THT thì THT đã tiêu thụ được khoảng 33,33% sản lượng chè của hộ tổ viên; 28,74% sản lượng hộ bán cho các thương lái tại nhà; 26,44% hộ bán tại các chợ truyền thống; còn 11,49% tổng sản lượng các hộ bán trực tiếp cho các đại lý, các cửa hàng hoặc gửi bán đi các tỉnh bạn.

HTX đã tiêu thụ được khoảng 46,63% tổng sản lượng chè sản xuất của hộ thành viên; 19,02% hộ bán trực tiếp cho các thương lái tại nhà; 24,54% sản lượng hộ bán tại các chợ truyền thống; còn lại 9,82% hộ bán trực tiếp cho các đại lý, các cửa hàng hoặc gửi bán ở các tỉnh.

Trong đó, sản lượng chè được được tiêu thụ qua THT, HTX được bán cho các doanh nghiệp hoặc một phần cho xuất khẩu. Nguyên nhân, do một số THT, HTX chè của huyện chưa tham gia đăng ký nhãn hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên hoặc nhãn hiệu sản phẩm chè theo chỉ dẫn địa lý. Mặc dù các THT, HTX có in ấn bao bì đóng gói riêng, có tên của cơ sở sản xuất, song

chưa được cấp giấy chứng nhận quyền bảo hộ cho các sản phẩm này. Theo kết quả khảo sát các THT, HTX sản xuất và kinh doanh chè của huyện Đồng Hỷ, hiện nay có 7/9 HTX đăng ký nhãn hiệu chè theo chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu cho HTX; 4/11 THT đăng ký nhãn hiệu chè theo chỉ dẫn địa lý, số còn lại không tham gia. Nguyên nhân, do các THT chưa có tư cách pháp nhân dẫn đến khó khăn trong việc đăng ký nhãn hiệu, hoặc một số THT, HTX chè chưa nhận thức được vai trò của nhãn hiệu trong việc phát triển thị trường, nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm chè.

Tóm lại, THT, HTX chè của huyện Đồng Hỷ đã thể hiện được vai trò to lớn trong việc tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm chè cho các hộ tham gia THT, HTX chè trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)