Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ

tác và các hợp tác xã chè.

1.1.4.1. Các nhân tố bên trong

- Số lượng thành viên hợp tác xã, tổ viên của tổ hợp tác.

Để thành lập THT, HTX thì số lượng tổ viên và số lượng thành viên phải đáp ứng đủ theo quy định (đối với THT tối thiểu là 3 tổ viên tham gia, đối với HTX tối thiểu là 7 thành viên tham gia). Bên cạnh đó, số lượng tổ viên và thành viên tham gia THT, HTX phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của THT, HTX và phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của THT, HTX. Một THT, HTX chè hoạt động hiệu quả thì số lượng thành viên tham gia sẽ nhiều và ngược lại. Do vậy, số lượng thành viên tham gia THT, HTX là yếu tố ảnh hưởng đến quy mô hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của THT, HTX.

- Quy mô vốn của các THT, HTX. Vốn là yếu tố quyết định cho các THT, HTX chè trong việc đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của hộ nói chung và của THT, HTX chè nói riêng. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các THT, HTX chè phải có lượng vốn lớn đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ công, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Tại các THT, HTX lượng vốn chủ yếu do các tổ viên THT hoặc do các thành viên HTX đóng góp, số lượng vốn vay rất thấp. Đặc biệt là đối với nguồn vốn tín dụng, các THT, HTX có thể vay nhưng thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay ít, thời gian vay ngắn nên thực tế của nguồn vốn này thấp so với nhu cầu về vốn cho THT, HTX trong việc mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Trình độ quản lý của lãnh đạo THT, HTX: Phần lớn các THT, HTX

chè giám đốc HTX hoặc tổ trưởng tổ THT đều là hộ dân làm chè có trình độ học vấn thấp, không qua đào tạo, hoạt động sản xuất kinh doanh chè theo

kinh nghiệm. Do vậy, hiệu quả từ công tác quản lý THT, HTX chưa cao. Trình độ quản lý của tổ trưởng THT, Ban giám đốc HTX được thể hiện thông qua số năm đi học và thông qua số lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ mà họ tham gia, và khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế quản lý THT, HTX chè.

- Các yếu tố đến từ thành viên HTX, tổ viên THT chè như:

Sự cam kết của các thành viên tham gia HTX chè và tổ viên THT chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lợi ích mà các thành viên, tổ viên nhận được khi tham gia HTX, THT, khả năng của THT, HTX biến những nhu cầu của thành viên, tổ viên thành những quyết định hợp lý. Các thành viên HTX, tổ viên THT đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của HTX, THT. Họ vừa là thành viên, tổ viên vừa là nhà cung cấp sản phẩm cho HTX, THT và dịch vụ của HTX, THT. Do đó, sự cam kết của các thành viên, tổ viên là vô cùng quan trọng với HTX, THT chè. Nguyên nhân mà các thành viên cam kết tham gia HTX, THT và duy trì mối quan hệ với HTX, THT đó là HTX, THT đem lại cho họ những lợi ích gì. Những lợi ích đó có thể là khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn, hỗ trợ nhiều hơn về điều kiện tiếp cận vốn, chuyển giao khoa học công nghệ mới, gia tăng tiếng nói của mình trong các giao dịch đàm phán,.. mà nếu không tham gia HTX, THT thì họ sẽ không nhận được.

Trình độ học vấn của thành viên tham gia HTX, tổ viên tham gia THT thể hiện ở các năng lực về sản xuất, về kinh doanh, khả năng nhận thức và nắm bắt khoa học công nghệ, thông tin thị trường của các thành viên. Như vậy, nếu thành viên tham gia HTX, tổ viên tham gia THT có nhận thức tốt sẽ đáp ứng được các quy định về sản xuất kinh doanh của HTX, THT từ đó đem lại kết quả tốt cho HTX, THT. Sự cam kết của các thành viên, tổ viên, trình độ học vấn của thành viên tham gia HTX, tổ viên tham gia THT ảnh hưởng đến việc các thành viên có chấp hành đúng các quy định của pháp luật và các quy định của THT, HTX chè về yêu cầu đối với quy trình sản xuất, chế biến chè đáp ứng sản xuất chè an toàn, đảm bảo chất lượng,...

1.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các THT, HTX chè. Khi hộ thành viên sản xuất chè đáp ứng nhu cầu thị trường, và các THT, HTX chè tìm kiếm được thị trường đầu ra thì sẽ đảm bảo lượng sản phẩm của các hộ thành viên được tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm chè hiện nay của các THT, HTX chè chủ yếu là tiêu thụ trong nước, một số ít các HTX xuất khẩu thông qua liên kết với doanh nghiệp. Nguyên nhân do phần lớn các THT, HTX chè hiện vẫn đang hoạt động nhỏ lẻ, tự phát và thiếu thông tin thị trường. Trình độ quản lý của tổ trưởng THT, ban giám đốc HTX còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và tìm kiếm đối tác trong kinh doanh. Sản phẩm chè của các THT, HTX chè chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường về an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc khâu bảo quản không đáp ứng thời gian tiêu thụ sản phẩm, mẫu mã đơn điệu, chưa đa dạng được các sản phẩm chế biến từ chè dẫn đến thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.

- Thương hiệu sản phẩm: Hiện nay, một số THT, HTX chè xây dựng được thương hiệu chè cho riêng mình, chính việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho THT, HTX có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nâng cao uy tín của mình trên thị trường.

- Liên kết giữa các tổ hợp tác, các HTX với các doanh nghiệp: Các THT, HTX chè hiện nay hoạt động độc lập và manh mún, giữa họ chưa có sự liên kết chặt chẽ. Cần khuyến khích các hình thức liên kết ngang và liên kết dọc, nhằm hỗ trợ để ổn định các yếu tố đầu vào cho các THT, HTX chè với chất lượng và giá cả hợp lý, mở rộng hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Những quan hệ liên kết quan trọng cần được tập trung đẩy mạnh là liên kết giữa giữa DN chè với các nhà phân phối, liên kết HTX với DN, liên kết giữa THT với DN bao gồm: liên kết về tài chính đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, tăng vốn lưu động, liên kết trong phân phối và xuất khẩu, để mở rộng thị trường hoặc để có thể đáp ứng được những

đơn hàng có số lượng lớn. Việc liên kết ngang giữa các THT, HTX với nhau còn ít, liên kết ngang chủ yếu là liên kết giữa các hộ dân sản xuât và kinh doanh chè với nhau hình thành nên THT, HTX. Liên kết dọc giữa THT, HTX với doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, cần tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc giữa các tác nhân của nền kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho THT, HTX chè.

- Chính sách của chính phủ: Hệ thống các cơ chế chính sách của nhà nươc trong việc khuyến khích phát triển THT, HTX sẽ thúc đẩy THT, HTX phát triển theo hướng tích cực: Chính sách hỗ trợ vốn, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ công nghệ,.... Tuy nhiên, hệ thống các chính sách này cũng sẽ gây ra một hệ lụy là một số THT, HTX chỉ trông chờ vào trợ cấp của nhà nước. Do vậy, chính phủ cần giám sát và đánh giá thường xuyên các chính sách hỗ trợ cho THT, HTX để đảm bảo rằng các THT, HTX cũng như các loại hình tổ chức kinh doanh khác có được sự hỗ trợ một cách công bằng trên cơ sở coi các tổ chức là các doanh nghiệp.

1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế - xã hội của các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ hợp tác và các HTX chè ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)