5. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Công nghệ sản xuât của các hộ thànhviên HTX và tổ viên THT chè
Công nghệ sản xuất đối với sản xuất, chế biến và kinh doanh chè bao gồm các công nghệ về giống, công nghệ chăm sóc, công nghệ thu hái, công nghệ sản xuất chế biến,... mỗi giai đoạn sản xuất chè lại áp dụng những công nghệ khác nhau để tạo nên sự phát triển.
i) Công nghệ về giống
Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chè huyện Đồng Hỷ đã đẩy mạnh việc chuyển đổi giống chè theo hướng giảm diện tích chè Trung du (chè cổ truyền thống) thay thế bằng một số giống chè mới cho năng suất và chất lượng. Kết quả khảo sát hộ dân trồng chè tham gia THT, HTX chè của huyện Đồng Hỷ về cơ cấu giống chè năm 2016 như sau:
Bảng 3.6: Diện tích chè của các THT, HTX huyện Đồng Hỷ phân theo giống chè năm 2016
ĐVT: Ha Năm Tổng diện tích Trong đó giống chè Trung Du LDP1 TRI777 Phúc Vân Tiên Kim Tuyên, Thúy Ngọc Giống khác THT 36,54 14,17 6,61 7,96 3,32 2,58 1,91 HTX 76,61 28,35 14,58 15,97 9,21 3,86 4,64 Tổng 113,15 42,52 21,19 23,92 12,53 6,44 6,56
Những năm qua, người dân trồng chè của huyện Đồng Hỷ đã được UBND huyện chú trọng đưa cây chè là cây trồng chủ lực cho phát triển cây công nghiệp của huyện. Do vậy, để nâng cao năng suất chất lượng chè, việc thay đổi giống chè mang tính chất quyết định. UBND huyện giao cho phòng Nông nghiệp huyện tuyên truyền, hỗ trợ các hộ dân thay giống chè cũ cho năng suất và chất lượng thấp bằng giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao. Theo đó, giống chè trung du (chè cổ) giảm dần và tăng nhanh các giống chè cho năng suất chât lượng cao như chè TRI777, chè Kim Tuyền, LDP1, và một số giống chè khác.
Diện tích chè theo giống chè của các tổ viên THT và các thành viên HTX qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Diện tích giống chè của các hộ tham gia THT và HTX năm 2016
Qua biểu ta thấy, diện tích chè trung du của các THT, HTX vẫn rất cao, chiếm gần 40% tổng diện tích chè của các hộ, còn lại trên 60% là diện tích chè được thay thế bằng giống chè mới. Trong đó, giống chè TRI777 và giống chè LDP1 đang được trồng phổ biến ở huyện Đồng Hỷ.
Qua đây, ta có thể thấy được sự nỗ lực của UBND huyện trong việc hỗ trợ, khuyến khích các hộ trồng chè, đặc biệt là hộ dân tham gia THT, HTX chè phá bỏ đồi chè cũ, trồng lại bằng giống chè mới.
ii) Công nghệ chăm sóc
Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước, sản xuất chè đòi hỏi thay đổi phương thức chăm sóc đáp ứng an toàn chất lượng sản phẩm, do vậy công nghệ sản xuất chè an toàn đang được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc vận động các hộ dân, các cơ sở sản xuất theo quy trình VietGAP, UTZ,... trong đó, các THT, HTX là những tổ chức đi đầu trong việc áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo số liệu khảo sát các hộ thành viên HTX và tổ viên THT thì có trên 80% diện tích chè của các hộ là chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Chính việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đã làm tăng chất lượng chè và nâng cao uy tín và vị thế của chè huyện Đồng Hỷ trên thị trường. Giá trị sản phẩm chè VietGAP hiện có chất lượng cao và hiện có nhiều thương hiệu chè của huyện nổi tiếng như chè Trại Cài.
Biểu đồ 3.2. Diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ tham gia THT, HTX chè huyện Đồng Hỷ
Qua biểu 3.2 ta thấy, 100% diện tích chè của các THT, HTX được trồng theo giống mới đều sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, số còn lại là một số hộ vẫn còn diện tích chè trung du và cũng đang chuyển đổi sang mô hình sản xuất chè an toàn.
Như vây, có thể thấy vai trò của THT, HTX chè trong việc khuyến khích, động viên các hộ tổ viên, thành viên sản xuất chè đáp ứng nhu cầu sản phẩm an toàn của thị trường, thông qua việc sản xuất chè an toàn. Đây là tiền để để các hộ dân nói chung và các THT, HTX chè trên địa bàn huyện nói riêng phát triển bền vững.
iii) Công nghệ chế biến
Quy trình chế biến, phương pháp chế biến là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm chè của các hộ sản xuất và chế biến chè. Bên cạnh công nghệ sản xuất chè truyền thống của các hộ chè, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cộng với sức ép của cạnh tranh và nhu cầu tăng năng suất lao động. Đặc biệt là các hộ tham gia THT, HTX ngoài công nghệ sản xuất của hộ thành viên, THT, HTX còn đầu tư thêm và được hỗ trợ thêm máy móc thiết bị hiện đại cho sản xuất: máy quay chè, máy vò chè, máy hút chân không, máy xào gas, máy ủ hương,… làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đồng đều hơn.
Kết quả khảo sát 250 hộ tham gia THT, HTX chè của huyện Đồng Hỷ về giá trị tài sản sử dụng cho sản xuất chè như sau:
Bảng 3.7: Số lượng và giá trị tài sản sử dụng cho sản xuất chè của các hộ tham gia THT, HTX chè của huyện Đồng Hỷ năm 2016
STT Thiết bị sản xuất và chế biến Số lượng
(chiếc) Giá trị (đồng)
1. Máy sao chè
-Tôn quay chè bằng sắt -Tôn quay chè bằng Inox
350 124 226 2.165.100.000 458.800.000 1.706.300.000 2. Máy vò chè 267 1.268.250.000
3. Máy đóng gói hút chân không 35 423.500.000
4. Máy ủ hương chè 2 66.250.000
5. Máy xào gas 0 0.00
6. Máy sàng lọc chè 7 16.450.000
Qua bảng 3.7 ta thấy, 100% các hộ tham gia THT, HTX chè trên địa