CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
2.3. Động cơ học đại học
2.3.2.1. Động cơ hoàn thiện tri thức
Các động cơ bên trong liên quan đến những thực tế hành động mà con người thực hiện vì chính hành động đó bắt nguồn niềm vui và sự hài lòng có được từ sự tham gia (Deci, 1975; Deci & Ryan, 1985). Điều này được thể hiện khi sinh viên đến trường vì họ hứng thú và thỏa mãn khi tìm hiểu về các môn học. Deci và Ryan (1985) cho rằng động cơ bên trong bắt nguồn từ nhu cầu tâm lý bẩm sinh của sự tự tin và sự tự quyết. Vì vậy, các hoạt động có động cơ bắt đầu từ bên trong cho phép cá nhân trải nghiệm những cảm giác được tự do. Vallerand, Blais, Briere và Pelletier (1989) gần đây đã đưa ra cách phân loại về động cơ bên trong bao gồm động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ tự thỏa mãn và động cơ hoàn thiện nhân cách.
Động cơ hoàn thiện tri thức có liên quan đến các hoạt động như khám phá, tò mò, mục tiêu học tập, nâng cao trí tuệ thông qua việc tìm hiểu (Gottfried, 1985). Do đó, động cơ học để biết có thể được định nghĩa là thực tế của việc thực hiện một hoạt động vì niềm vui và sự hài lòng mà một người trải nghiệm khi học, khám phá hoặc cố gắng để hiểu một cái gì đó mới. Một sinh viên có động cơ để biết khi họ đọc một cuốn sách vì niềm vui mà họ được trải nghiệm khí biết thêm những điều mới.
Để đo lường động cơ hoàn thiện tri thức, nhóm áp dụng có điều chỉnh thang đo MAS của Vallerand và cộng sự (1992) với những nội dung sau: (1) Tôi học đại học để nâng cao trình độ; (2) Tôi học đại học để biết thêm những điều mới; (3) Tôi học đại học để cải thiện kỹ năng (giao tiếp, thuyết trình, xây dựng mối quan hệ,…); (4) Tôi học đại học để có kiến thức phục vụ nghề nghiệp mơ ước của tôi.