Giai đoạn sau (sau nghiên cứu định lượng): phỏng vấn sâu giúp giải thích nguyên nhân các biến bị loại bỏ, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu định tính bổ sung để giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng.
Khi được hỏi về các thái độ đối với tiền nào tác động đến động cơ học đại học, phần lớn các sinh viên nam đều cho rằng thái độ đối với tiền có ảnh hưởng đến động cơ học đại học.
Với sinh viên thuộc nhóm này, đa số các bạn nam thường cho rằng tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công, từ đó tác động tích cực đến động cơ học đại học. Đối tượng SV02 nói rằng “Mình luôn có suy nghĩ tôn trọng những người có nhiều tiền hơn mình, những người có tiền là những người có quyền lực, vì vậy mình luôn phấn đấu trong học tập, vì đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”. Tuy nhiên, một số bạn cũng coi tiền là quyền lực nhưng lại không có động cơ học tập do có suy nghĩ nhà giàu rồi thì không cần gì phải học nữa. Điển hình, SV 06 phát biểu rằng: “Gia đình tớ có điều kiện, sau này tốt nghiệp tớ sẽ về làm việc cho công ty gia đình, do vậy tớ không cần phải cố gắng học làm gì”.
Thêm vào đó, nhiều đối tượng phỏng vấn cũng có thái độ dùng tiền để tích lũy . Đối tượng SV 04 nói rằng “Tôi luôn nghĩ nên tích lũy để đề phòng rủi ro cho tương lai vì vậy tôi luôn có động cơ học tập tích cực để có thể tích lũy cho mình những tri thức, kiến thức chuyên môn ở trường đại học để có thể có nghề nghiệp ổn định vững vàng sau này. Bởi cho dù môi trường có biến đổi không ngừng, kiến thức là sản quý báu còn mãi, giúp ích cho mình mọi mặt trong công việc và cuộc sống”. Bạn SV 07 cho rằng “ Theo mình, đàn ông là người chịu trách nhiệm tài chính chính trong gia đình, vì vậy mình sẽ cố gắng học tập để có thể vững vàng chuyên môn, có nghề nghiệp ổn định, làm trụ cột tài chính trong gia đình, báo đáp công ơn của cha mẹ”.
Ngoài ra, phần lớn các sinh viên nam được phỏng vấn cũng cho rằng, tiền là công cụ mang lại giá trị vật chất tốt nhất. Đa số đều cho rằng, tiền nhiều hơn sẽ mua được món đồ có chất lượng tốt hơn. SV15 nói rằng “Gia đình tớ không khá giả, bố mẹ bạn phải vất vả nuôi bạn ăn học, vì vậy bạn luôn có suy nghĩ phải cố gắng học tập để sau này có thể mua được những thứ có chất lượng tốt nhất cho bản thân và gia đình”.
Bên cạnh đó, khi được hỏi các thái độ đối với tiền tác động như thế nào đến động cơ học đại học, đa số sinh viên thuộc nhóm này đều có cái nhìn tích cực khi cho rằng, thái độ đối với tiền giúp các bạn có động cơ học đại học tích cực hơn. Các bạn sinh viên thuộc nhóm này cũng có cái nhìn toàn diện hơn khi khẳng định, thái độ đối với tiền có tác động theo cả 2 mặt: tích cực và tiêu cực đến động cơ học đại học của họ. Tổng hợp từ 8 bạn tham gia thực hiện phỏng vấn sâu thuộc nhóm này, kết quả cho mặt tích cực là thông qua thái độ đối với tiền, họ có thể cố gắng trong học tập để có thể hoàn thiện tri thức, khẳng định, tự thỏa mãn được bản thân, nỗ lực cho nghề nghiệp
tương lai, đáp ứng kì vọng của người thân, hoàn thiện nhân cách. Còn mặt tiêu cực có thể thấy như là nhiều bạn có thái độ về tiền tiêu cực, nghi rằng có tiền là có tất cả, học đại học không quan trọng, không cần thiết có bằng đại học.
Nhóm sinh viên nữ:
Khi được hỏi về các thái độ đối với tiền, các sinh viên thuộc nhóm này cũng có câu trả lời khá tương đồng với nhóm 1, đó là: thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công, thái độ dùng tiền để tích lũy, thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất. Tuy nhiên, nhóm sinh viên nữ có thêm 2 thái độ đối với tiền khác so với nhóm sinh viên nam: thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền và thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng. Điều này là hoàn toàn hợp lí, vì với nhóm giới tính nữ, hầu hết họ được giáo dục theo cách của người Việt, con gái là người phải biết lo lắng cho gia đình, biết mua sắm cho gia đình, phụ nữ hay để ý đến những khuyến mại, hàng giảm giá vì họ cho rằng đấy là món hời. Vì vậy, họ luôn có suy nghĩ mình có mua món đồ này đắt hơn ở chỗ khác không? Luôn lo lắng về việc đảm bảo về tài chính. SV03 nói rằng “Mình luôn thấy tiền rất quan trọng, việc đảm bảo về tài chính giúp bạn an tâm hơn vì vậy bạn luôn nỗ lực trong học tập để có thể làm chủ tài chính trong tương lai, giúp mình trở thành người phụ nữ hiện đại trong thời đại mới”. Tuy nhiên, nhóm sinh viên này lại cho rằng quan điểm thái độ coi tiền là công cụ đạt quyền lực và biểu hiện của sự thành công ít tác động đến động cơ học đại học. SV 13 nói rằng “Đa số sinh viên vào trường đại học để lấy kiến thức phục vụ cho mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai chứ học đại học không trực tiếp mang lại quyền lực nào trong xã hội”. SV 05 cũng có ý kiến tương tự với SV 13, “ Tiền không phải là công cụ đạt quyền lực và biểu hiện của thành công vì tiền có thể có nhiều cách thức kiếm, nếu nó mang tính bất hợp pháp thì nó không thể hiện quyền lực cho chủ sở hữu của nó, do vậy không ảnh hưởng đến động cơ học đại học được”.
Như vậy, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy:
Thứ nhất, theo kết quả nghiên cứu định lượng, “Thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công” không có ảnh hưởng tới động cơ học đại học. Điều này hoàn toàn hợp lí, vì theo kết quả nghiên cứu định tính, có những bạn cho rằng có tiền sẽ có được thành công thì sẽ phấn đấu trong học tập để có thể có được sự nghiệp thành công trong tương lai, từ đó tác động tích cực đến động cơ học đại học. Ngược lại, những bạn cho rằng, nhà mình có tiền, có quyền sẵn rồi thì không cần phấn đấu trong học tập sẽ tác động ngược chiều đến động cơ học đại học. Theo ý kiến của các bạn nữ
thì thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công không liên quan đến động cơ học đại học.
Thứ hai, “Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền” có ảnh hưởng cùng chiều động cơ học đại học của sinh viên thông qua việc làm tăng nỗ lực của sinh viên để có thể có được nghề nghiệp ổn định trong tương lại. Vì khi người ta có cân nhắc về tiền khi giao dịch thì học sẽ có nỗ lực làm sao để có thể quản lí tài chính hợp lí. Tác động của yếu tố này là giúp sinh viên có nỗ lực để có động cơ học đại học đúng đắn, hoàn thiện tri thức của bản thân.
Thứ ba, “Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng” có ảnh hưởng cùng chiều đến động cơ học đại học, cụ thể họ luôn có suy nghĩ lo lắng về giá, vì vậy luôn nỗ lực học tập để có thể có nghề nghiệp tốt hơn, không cần phải quá quan tâm về giá khi mua hàng.
Thứ tư, “Thái độ dùng tiền để tích lũy”có ảnh hưởng cùng chiều đến động cơ học đại học, cụ thể thông qua việc họ luôn có kế hoạch tài chính, đề phòng rủi ro trong tương lai, vì vậy việc học đại học là phương án an toàn để họ có được kiến thức giáo dục chuyên nghiệp phục vụ cho công việc và cuộc sống.
Thứ năm, “Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất tốt nhất” có ảnh hưởng cùng chiều đến động cơ học đại học, mong muốn có được những thứ chất lượng cao nhất dẫn tới tăng động cơ học đại học để có thể có có được những thứ có chất lượng tốt nhất trong tương lai.
Ngoài ra, biến “TM1” (Tôi thấy vui khi tự mình cố gắng trên con đường học tập) thuộc động cơ “Tự thỏa mãn” khi phân tích CFA thuộc “Động cơ nghề nghiệp”. Điều này là hợp lí vì bằng cấp là yếu tố cần, yếu tố đầu vào của hầu hết công việc khi sinh viên mới ra trường tìm kiếm, nó được coi là bước đầu cho việc tìm kiếm một công việc tốt. Khi sinh viên học tập suôn sẻ, thấy vui như là bước đầu thành công trong việc chinh phục công việc mơ ước (động cơ nghề nghiệp).
Các thái độ đối với tiền bao gồm “Thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công”, “Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền”, “Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng”, “Thái độ dùng tiền để tích lũy”, “Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất tốt nhất” nhìn chung đều có tác động tích cực đến động cơ học đại học của sinh viên ngoại trừ “Thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công” được cho là một kết quả khả quan khi đây chính là một điểm mới của đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định
tính cho thấy, khi mỗi cá nhân có thái độ đúng đắn với tiền họ sẽ có động cơ học đại học phù hợp để đạt được mục tiêu trong tương lai.