Kết quả kiểm định

Một phần của tài liệu NCKH Thái độ đối với tiền ảnh hưởng đến động cơ học đại học (Trang 82)

Tóm lại, từ các phân tích trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết sau đây: 

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả

thuyết

Nội dung Kết quả

H1 Thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.

Bác bỏ H2 Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với

tiền tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.

Đã được chứng minh H3 Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và là giải pháp

giải tỏa lo lắng tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.

Đã được chứng minh H4 Thái độ dùng tiền để tích lũy tác động thuận chiều đến

động cơ học đại học.

Đã được chứng minh H5 Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất

tốt nhất tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.

Đã được chứng minh

76

Động cơ học đại học Thái độ đối với tiền

β1 = 0.060

β2 = 0.119 Động cơ hình thành nhân cách

Động cơ tự thỏa mãn Động cơ hoàn thiện tri thức

Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 5.1. Luận bàn về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4 đã chỉ ra rằng cơ sở lí luận được sử dụng cho mối quan hệ giữa ảnh hưởng của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học của sinh viên là hoàn toàn hợp lí. Trong đó, lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) và lý thuyết về sự tự quyết của Deci và Ryan (2008) được sử dụng là nền tảng để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài này. Qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được kết quả như sau:

Thứ nhất, “Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng” tác động thuận chiều và mạnh nhất đến động cơ học đại học với hệ số β=0.119. Cụ thể, khi biến “Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng” tăng 1 đơn vị thì kéo theo động cơ học đại học tăng 0.119 đơn vị. Nhân tố “Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng” chứa biến “LL5” có trọng số cao nhất 0.84. Điều này cho biết việc lo lắng khi không có đủ tiền sẽ tác động lớn đến động cơ học đại học. Thực tế khi cho rằng tiền là thứ khiến sinh viên phải lo lắng, họ sẽ bị chi phối rất nhiều bởi tầm quan trọng của tiền khi đưa ra quyết định, bao gồm cả việc nỗ lực học tập trong môi trường đại học và trở thành động cơ chính thúc đẩy quá trình học tập cho đến khi tốt nghiệp. Khi sinh viên lo lắng về tiền, họ sẽ có xu hướng phấn đấu hoàn thành chương trình bậc đại học một cách tốt nhất để kiếm nhiều tiền và thoát khỏi những lo lắng liên quan đến chủ đề tiền bạc bằng việc mua sắm. Sự lo lắng về tiền bạc ở sinh viên cũng đã từng được Ng (2009) lý giải trong nghiên cứu của mình. Tác giả cho rằng so với nhưng người đã ra trường và đi làm, sinh viên thường có sự lo lắng về tiền nhiều hơn. Điều này là do, sinh viên còn mang theo gánh nặng về tài chính cho việc chi trả tiền học phí, sách vở và các khoản khác có liên quan đến việc học tập. Hơn thế nữa, đối tượng sinh viên còn chưa có sự tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc, điều đó khiến họ cảm thấy lo lắng hơn về khả năng làm việc và kiếm tiền của bản thân. Trong khi đó, những người đã đi làm và có công việc ổn định mặc dù xuất hiện các gánh nặng tài chính khác như: nhà ở, xe cộ,... nhưng họ đã có sự cọ xát nhiều trong môi trường làm việc, có khả năng kiếm tiền và giải quyết những nỗi lo đó trong một tâm thế chủ động. Kết quả nghiên cứu của nhóm cũng có sự tương đồng với khẳng định trong nghiên cứu của Bailey và Lown (1993): các nỗi lo về tiền bạc là điều mà hầu như sinh viên nào cũng phải trải qua trong cuộc đời ít nhất một lần.

Thứ hai, “Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất” tác động thuận chiều và mạnh thứ hai đến động cơ học đại học với hệ số β=0.112. Cụ thể, khi

biến “Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất” tăng 1 đơn vị thì kéo theo động cơ học đại học tăng 0.112 đơn vị. Hơn nữa qua kết quả phân tích CFA, nhân tố “Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất” chứa biến “CL2” có trọng số cao nhất. Điều này cho biết việc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để có được sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất sẽ tác động tốt nhất đến động cơ học đại học. Khi sinh viên hiểu được giá trị của những sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất và mong muốn/ khao khát sở hữu chúng thì họ sẽ luôn cố gắng để học tập thật tốt để có đủ tiền tiêu dùng những những sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất thay vì việc phải tiêu dùng những sản phẩm/ dịch vụ chất lượng thấp hơn.

Thứ ba, “Thái độ dùng tiền để tích lũy” có tác động thuận chiều, mạnh thứ ba đến động cơ học đại học với hệ số β=0.106. Khi biến “Thái độ dùng tiền để tích lũy” tăng 1 đơn vị thì kéo theo động cơ học đại học tăng 0.106 đơn vị. Qua kết quả phân tích CFA, nhân tố “Thái độ dùng tiền để tích lũy” chứa biến “TL4” có trọng số cao nhất. Điều này cho biết, có kế hoạch chi tiêu sẽ tác động mạnh đến động cơ học đại học. Kết quả này có sự tương đồng lớn với kết quả nghiên cứu của Luna-Arocas và Tang (2004) về những người tiết kiệm tiền một cách cẩn thận là những người có động cơ làm việc cao. Kết quả của nhóm nghiên cứu có thể được lý giải khi học tập ở bậc đại học, sinh viên cần phải tích lũy tiền thật tốt, để có thể sử dụng hiệu quả cho việc học đại học đến khi tốt nghiệp như việc dùng số tiền đó để mua dụng cụ học tập, đầu tư cho các khóa học, chi trả tiền học phí... Vậy có thể nói, những người có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm càng hợp lý là những người có động cơ học đại học càng cao.

Thứ tư, “Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền” có tác động thuận chiều, yếu nhất đến động cơ học đại học với hệ số β=0.060. Tức là, khi biến “Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền” tăng 1 đơn vị thì kéo theo động cơ học đại học tăng 0.060 đơn vị. Theo kết quả phân tích CFA, nhân tố “Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền” chứa biến “NN5” có trọng số cao nhất là 0.75. Điều này cho biết băn khoăn về giá trị của đồng tiền sẽ có những tác động nhất định đến động cơ học đại học. Sự nghi ngờ về giá trị của tiền có tác động đến tổng thể động cơ học đại học dựa trên sự ảnh hưởng mạnh đến từng loại động cơ nhỏ. Khi nghi ngờ và mất niềm tin vào giá trị của tiền, người ta sẽ cố gắng học đại học để hiểu được giá trị của đồng tiền thực sự - động cơ hoàn thiện tri thức, tốt nghiệp đại học để đáp ứng kỳ vọng của chính bản thân và những người khác – động cơ đáp ứng kỳ vọng, tốt nghiệp đại học để chứng tỏ bản thân – động cơ khẳng định bản

thân,... Một người nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền thì chắc chắn sẽ không cố gắng tốt nghiệp đại học để kiếm được thật nhiều tiền.

Thứ năm, theo kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết, giá trị Sig. của kiểm định t của “Thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công” lớn hơn 0.05, do vậy thái độ coi tiền là công cụ đạt quyền lực và biểu hiện của thành công không ảnh hưởng đến động cơ học đại học. Kết quả này thể hiện rằng những người coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công chưa chắc đó là động cơ tích cực cho việc học đại học. Một số sinh viên viên cho rằng tiền là quyền lực thì sẽ cố gắng học bằng được để có tiền. Bên cạnh đó, một số khác lại ỷ lại vào gia đình, cho rằng có tiền là có tất cả, không cần thiết phải cố gắng học làm gì.

Bên cạnh đó, hệ số R2 (R Square) là 0.158 – thể hiện biến kiểm soát và biến độc lập giải thích được 15.8% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là ngoài tác động của thái độ đối với tiền thì còn rất nhiều yếu tố khác có tác động lớn đến động cơ học đại học như: điều kiện ăn ở, sinh hoạt (Phạm Hồng Thuấn, 2015), môi trường học tập, điều kiện học tập, chất lượng giảng viên, công tác quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, công tác sinh viên, hoạt động phong trào (Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt, 2016). Theo kết quả kiểm định sự khác biệt, có sự khác biệt về đặc trưng giới tính, mức chi phí cho việc học, trình độ học vấn của mẹ trong động cơ học đại học. Bertsch, Schiele, Liebel, Fournier, Grothe, Saeed, Ondracek, và Nguyen (2017) cũng đã kết luận giới tính và mức thu nhập có ảnh hưởng lớn đến động cơ học đại học của sinh viên. Sự trùng khớp về kết quả này lại càng khẳng định tính đúng đắn mối quan hệ tương quan của giới tính và mức thu nhập của sinh viên đến động cơ học đại học. Còn về mức chi phí cho việc học và trình độ học vấn của bố mẹ có tác động như thế nào đến động cơ học đại học thì nhóm nghiên cứu chưa tìm được kết quả ở các nghiên cứu đi trước để so sánh và khẳng định lại một lần nữa các kết quả này. Tuy nhiên, từ quan sát trong thực tế, ta có thể thấy rằng hai biến này thực sự có những tác động nhất định đến động cơ học đại học. Mức chi phí cho việc học hành thể hiện sự quan tâm của người học, bố mẹ đến việc học đại học, mức chi phí cho việc học hành càng nhiều càng cho thấy rõ động cơ học đại học cao, và ngược lại mức chi phí cho việc học hành càng ít, thể hiện sự ít chú trọng, đầu tư cho việc học đại học, tức là động cơ học đại học không cao. Điều này xét trên một mẫu nghiên cứu khá lớn nên có thể bỏ qua sự sai xót do điều kiện mỗi gia đình khác nhau vì ở đây chỉ xét mức chi phí cho việc học hành của tổng thể các biến trên mức thu nhập trung bình của tổng thể. Vì thế, nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả này như là cơ sở tiếp cận cho các nghiên cứu tiếp

theo, và khuyên nên sử dụng các kết quả trên như một nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho các cá nhân/nhóm nghiên cứu sau này.

5.2. Một số đề xuất, kiến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện động cơ học đại học của sinh viên hiện nay. Kiến nghị đưa ra dựa trên kết quả về sự ảnh hưởng của 4 yếu tố là thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền, thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng, thái độ thường dùng tiền để tích lũy, thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất đến động cơ học đại học của sinh viên. Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực đến động cơ học đại học của sinh viên. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất kiến nghị đối với từng đối tượng cụ thể như sau:

5.2.1. Đối với sinh viên

Trên thực tế, phần lớn sinh viên không hiểu rõ về động cơ học đại học của bản thân và kết quả là các sinh viên không có định hướng rõ ràng và cụ thể về tương lai cho việc học tại trường đại học. Điều này có thể gây ra rất nhiều hệ lụy về việc không có sự cố gắng trong quá trình học và thậm chí mất phương hướng sau khi tốt nghiệp đại học. Kết thúc những năm tháng giảng đường mà không hề có động cơ đồng nghĩa với việc bắt đầu hành trình tìm việc đầy thử thách. Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn mà nhóm nghiên cứu tiến hành, bạn Bùi Đình Thành – sinh viên trường Đại học Công nghiệp (Hà Nội) chia sẻ: “Mình theo ngành Kinh tế do mọi người bảo học kinh tế dễ kiếm việc chứ không phải do yêu thích nên vẫn chưa xác định được sau này chính xác sẽ làm nghề gì. Vì không phải ngành học mình lựa chọn theo điểm mạnh hay đam mê nên trong quá trình học có những lúc mình cảm thấy rất nản. Mình khá lo lắng cho công việc sau khi tốt nghiệp vì hiện tại mình chẳng tự định hướng được”. Vì vậy, để có thể vừa có kết quả tốt trong quá trình học và có sự xác định rõ ràng về tương lai sau khi ra trường, mỗi sinh viên cần phải tìm ra động cơ rõ ràng cho việc học đại học. Đối với sinh viên, thái độ đối với tiền có ảnh hưởng thuận chiều đến động cơ học đại học và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả học tập của họ tại trường đại học. Theo kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết cho thấy, các thái độ đối với tiền tác động thuận chiều đến động cơ học đại học mà cụ thể là thái độ coi tiền công cụ đem lại giá trị vật chất, thái độ thường dùng tiền để tích lũy, thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng, thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền đều tác động thuận chiều đến động cơ học đại học của sinh viên. Tuy nhiên, có một loại thái độ không ảnh hưởng đến động cơ học đại học, đó là

thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và sự thành công. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, nhóm có một số đề xuất cho sinh viên như sau:

Thứ nhất, mỗi sinh viên cần hiểu đúng thái độ đối với tiền từ đó xác định đúng động cơ học đại học. Tiền bạc có thể giúp con người được sống theo lối sống mong muốn và thỏa mãn những khát vọng nhưng cũng rất dễ kiểm soát con người theo hướng tiêu cực. Tiền bạc có thể giúp con người có được một cuộc sống sung túc về vật chất, nhưng nếu không khéo sử dụng, nó sẽ làm hủy hoại tâm hồn của con người. Thái độ lệch lạc có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành vi sai trái về mặt đạo đức gây hậu quả nặng nề. Nhìn chung, những sinh viên có thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và sự thành công, động cơ học đại học sẽ không cao. Cụ thể, qua bài phỏng vấn bạn Trần Khánh Vy – sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội: “Gia đình mình có thể coi là khá giả nên tiền bạc không phải mối lo của mình. Mình chưa bao giờ phải lo lắng về việc thiếu tiền và luôn thoải mái trong việc tiêu tiền. Mình nghĩ trong việc học mình không cần cố gắng quá nhiều vì ngay cả khi không có một tấm bằng tốt, bố mẹ vẫn có thể dùng tiền để xin cho mình một công việc”. Ngoài ra, đối với những loại thái độ về tiền khác, thái độ càng tích cực thì động cơ học đại học của sinh viên càng cao. Những người có quan điểm đúng đắn về tiền, kết quả về việc học và quá trình tích lũy của họ cũng tốt

Một phần của tài liệu NCKH Thái độ đối với tiền ảnh hưởng đến động cơ học đại học (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w