Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu NCKH Thái độ đối với tiền ảnh hưởng đến động cơ học đại học (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu định tính

Để tìm ra những ý kiến chung nhất về tác động của thái độ đối với tiến đến động cơ học đại học. Trong nghiên cứu định tính nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật: phỏng vấn khám phá, phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm.

3.4.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính

Mục tiêu nghiên cứu định tính giai đoạn đầu (trước nghiên cứu định lượng): tìm hiểu xem bảng hỏi có phù hợp, câu hỏi có dễ hiểu hay có gây nhầm lẫn, đánh giá và hiệu chỉnh lại các thang đo về tác động của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học. Từ đó, xác định các nhân tố phù hợp hơn với bối cảnh của sinh viên hiện nay đồng thời tìm hiểu sơ bộ về tác động của thái độ đối với tiền tới động cơ học đại học.

Mục tiêu nghiên cứu định tính giai đoạn sau (sau nghiên cứu định lượng): giúp giải thích nguyên nhân các biến bị loại bỏ, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu định tính bổ sung để giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu (điều tra trực tiếp, mặt đối mặt) với đối tượng là 7 sinh viên đến từ 7 trường đại học trong giai đoạn đầu, danh sách sinh viên phỏng vấn giai đoạn đầu được tổng hợp trong phụ lục 3.1.

Trong giai đoạn sau khi tiến hành nghiên cứu định lượng, nhóm tiến hành phỏng vấn sâu 15 sinh viên đến từ 7 trường đại học (phỏng vấn trực tiếp, mặt đối mặt)

Các câu hỏi được nhóm nghiên cứu chuẩn bị trong dàn bài là các câu hỏi dạng mở nhằm tìm hiểu rõ hơn các ý kiến cá nhân của sinh viên về: thái độ đối với tiền, động cơ học đại đại học của sinh viên, đánh giá của các đối tượng khảo sát về ảnh hưởng của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học.

Dựa vào các câu trả lời thu được sau các cuộc phỏng vấn, mô hình lý thuyết ban đầu đã được hiệu chỉnh lại và bổ sung. Từ đó, việc phỏng vấn sâu giúp xác định các nhân tố phù hợp hơn với bối cảnh của sinh viên đại học hiện nay và tìm hiểu sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học của sinh viên.

Hướng tới mục tiêu nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn với từng cá nhân cụ thể. Các cuộc phỏng vấn diễn ra tại các trường đại học nằm trong phạm vi khảo sát của nhóm nghiên cứu. Thời lượng cho mỗi cuộc phỏng vấn là khoảng 30 phút.

Các đối tượng phỏng vấn sâu được chia làm hai nhóm thành 2 nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ vì nhóm tác giả Monteiro, Peñaloza, Pinto, Carmen, Calderón (2013), trong nghiên cứu “Thái độ đối với tiền và định hướng động cơ làm việc ở lao động trẻ Brazil” đã chỉ ra rằng đối với nam giới, tiền thể hiện quyền lực/uy tín mạnh mẽ hơn so với nữ giới. Sự khác biệt thái độ đối với tiền giữa nam giới và nữ giới được thể hiện rõ hơn trong nghiên cứu về Giới tính và thái độ đối với tiền của thanh niên của Prince (1991). Tác giả đã chỉ ra sự khác biệt rõ rệt thái độ đối với tiền ở nam giới và nữ giới, sự khác biệt này sẽ chi phối lớn đến thói quen, hành vi của họ. Do vậy mà thái độ đối với tiền có sự khác biệt theo giới tính, giải thích cho lí do nhóm chọn đối tượng phỏng vấn sâu theo giới tính.

Nhóm sinh viên nam: là sinh viên từ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Học viện tài chính, trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Công nghiệp, trường Đại học Mở, trường Học viện Ngân hàng. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 8 cuộc phỏng vấn với 8 bạn sinh viên đến từ 7 trường đại học này. Các bạn sinh viên này đều có sự khác nhau về công việc làm thêm, mức chi phí cho việc học, thu nhập của bố mẹ, trình độ học vấn của bố mẹ từ đó tìm hiểu những đánh giá của họ về động cơ học đại học và ảnh hưởng của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học.

Nhóm sinh viên nữ: là sinh viên từ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Học viện tài chính, trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Công nghiệp, trường Đại học Mở, trường Học viện Ngân hàng. Với nhóm đối tượng này, nhóm nghiên cứu thực hiện 7 cuộc phỏng vấn với 7 bạn sinh

viên. Các cuộc phỏng vấn đối với nhóm đối tượng này nhằm tìm hiểu và khẳng định mối quan hệ thái độ đối với tiền với động cơ học đại học của họ, từ đó đánh giá mức độ phù hợp của việc đưa ra các nhân tố của thái độ đối với tiền có tác động đến các động cơ học đại học của sinh viên.

Danh sách những đối tượng được nhóm thực hiện phỏng vấn sâu được tổng hợp trong phụ lục 3.2.

Nội dung các cuộc phỏng vấn được nhóm ghi chép lại và thu âm, sau đó lưu trữ và mã hóa trong máy tính. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc gỡ băng và phân tích để đưa ra các kết luận nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Kết luận nhóm đưa ra dựa trên sự tổng hợp quan điểm chung của các đối tượng phỏng vấn. Kết quả tìm được sẽ dùng để so sánh với mô hình lý thuyết ban đầu để xác định mô hình chính thức cho nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn những tác động của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học.

Câu hỏi phỏng vấn sâu được chia làm hai phần. Phần 1 nhằm cung cấp các thông tin về đối tượng được phỏng vấn như: họ tên, năm học, giới tính, công việc làm thêm, mức chi phí cho việc học, thu nhập của bố mẹ, trình độ học vấn của mẹ, trình độ học vấn của bố. Phần 2 đưa ra các câu hỏi nhằm khai thác thông tin chi tiết về các nguồn cung cấp thông tin về thái độ đối với tiền, động cơ học đại học, và ảnh hưởng của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học cũng như các kiến nghị nhằm giúp sinh viên có động cơ học đại học đúng đắn hơn. Cụ thể các câu hỏi phỏng vấn sâu sẽ được trình bày ở phụ lục 01.

Một phần của tài liệu NCKH Thái độ đối với tiền ảnh hưởng đến động cơ học đại học (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w