Kết quả kiểm định sự khác biệt

Một phần của tài liệu NCKH Thái độ đối với tiền ảnh hưởng đến động cơ học đại học (Trang 79 - 82)

a. Sự khác biệt giữa giới tính và động cơ học đại học

Để kiểm định sự khác biệt theo giới tính trong động cơ học đại học của sinh viên, nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích bằng kiểm định T với hai biến độc lập, kiểm tra hiện tượng đồng phương sai trước bằng kiểm định Levene. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được như sau:

Bảng 4.8. Kết quả phân tích sự khác biệt theo giới tính Kiểm định Levene Kiểm định T F Mức ý nghĩa T Df Mức ý nghĩa Sự khác nhau trung bình

Giả định phương sai bằng nhau 4,409 0,036 0,790 751 0.430 0.03231 Không giả định phương sai

bằng nhau 0.781 682.078 0.435 0.03231

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Nhìn vào bảng 4.4, kiểm định Levene cho P-value nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ phương sai giữa hai nhóm sinh viên giới tính nam và nữ là có sự khác nhau. Vì vậy, ta kết luận rằng có sự khác biệt hành vi về động cơ học đại học giữa học sinh giới tính nam và học sinh giới tính nữ.

Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác biệt động cơ học đại học theo giới tính. Cụ thể, nhóm học sinh có giới tính nam (mean=3,5050) có động cơ học đại học tốt hơn nhóm học sinh có giới tính nữ (mean=3,4727).

b. Sự khác biệt giữa hành vi làm thêm và động cơ học đại học

Để kiểm định sự khác biệt giữa hành vi làm thêm trong động cơ học đại học của sinh viên, nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích bằng kiểm định T với hai biến độc lập, kiểm tra hiện tượng đồng phương sai trước bằng kiểm định Levene. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được như sau:

Kiểm định Levene Kiểm định T F Mức ý nghĩa T Df Mức ý nghĩa Sự khác nhau trung bình

Giả định phương sai bằng nhau 3,327 0,069 0,973 751 0.331 0.05087 Không giả định phương sai

bằng nhau 1,089 238,990 2,77 0.05087

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Nhìn vào bảng 4.5, kiểm định Levene cho P-value lớn hơn 0,05 chứng tỏ phương sai giữa hai nhóm sinh viên làm thêm và không làm thêm không có sự khác nhau. Vì vậy, ta kết luận rằng không có sự khác biệt hành vi về động cơ học đại học giữa sinh viên làm thêm và không làm thêm.

c. Sự khác biệt giữa mức chi phí cho việc học và động cơ học đại học

Để kiểm định sự khác biệt về động cơ học đại học của sinh viên theo mức chi phí cho việc học, nhóm sử dụng phân tích bằng ANOVA một chiều. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được:

Bảng 4.10. Kết quả phân tích sự khác biệt theo mức chi phí cho việc học Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 4,342 4 1,085 3,535 0,007 Trong cùng nhóm 229,656 748 0,307

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Kết quả phân tích từ bảng 4.6 cho thấy: Với điều kiện mức ý nghĩa α <0,05 thì biến mức chi phí cho việc học có hệ số ý nghĩa thỏa mãn điều kiện, điều đó khẳng định có sự khác biệt về động cơ học đại học theo mức chi phí cho việc học. Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác biệt động cơ học đại học theo mức chi phí cho việc học. Cụ thể có sự khác biệt về động cơ học đại học theo mức chi phí cho việc học dựa trên thu nhập giữa 5 nhóm xếp theo thứ tự tăng dần: (1) dưới 20% thu nhập (mean=3,3970), (2) từ 20% đến dưới 40% thu nhập (mean=3,4562), (3) từ 40% đến dưới 60% thu nhập (mean=3,5625), (4) từ 80% thu nhập trở lên (mean=3,5673), (5) từ 60% đến dưới 80% thu nhập (mean=3,6068).

Để kiểm định sự khác biệt về động cơ học đại học của sinh viên theo thu nhập của bố mẹ, nhóm sử dụng phân tích bằng ANOVA một chiều. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được:

Bảng 4.11. Kết quả phân tích sự khác biệt theo thu nhập của bố mẹ Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 1,563 4 0,391 1,258 0,285 Trong cùng nhóm 232,434 748 0,311

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Kết quả phân tích từ bảng 4.7 cho thấy: Với điều kiện mức ý nghĩa α >0,05 thì biến thu nhập của bố mẹ có hệ số ý nghĩa không thỏa mãn điều kiện, điều đó khẳng định không có sự khác biệt về động cơ học đại học theo thu nhập của bố mẹ.

e. Sự khác biệt giữa trình độ học vấn của mẹ và động cơ học đại học

Để kiểm định sự khác biệt về động cơ học đại học của sinh viên theo trình độ học vấn của mẹ, nhóm sử dụng phân tích bằng ANOVA một chiều. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được:

Bảng 4.12. Kết quả phân tích sự khác biệt theo trình độ học vấn của mẹ Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 5,659 8 0,707 2,305 0,019 Trong cùng nhóm 228,339 744 0,307

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Kết quả phân tích từ bảng 4.8 cho thấy: Với điều kiện mức ý nghĩa α <0,05 thì biến trình độ học vấn của mẹ có hệ số ý nghĩa thỏa mãn điều kiện, điều đó khẳng định có sự khác biệt về động cơ học đại học theo trình độ học vấn của mẹ. Cụ thể có sự khác biệt về động cơ học đại học theo trình độ học vấn của mẹ giữa 9 nhóm xếp theo thứ tự tăng dần: (1) không đi học (mean=3,2497), (2) đại học (mean=3,4292), (3) tiểu học (mean=3,4476), (4)THPT (mean=3,4561), (5) THCS (mean=3,4689), (6) trung cấp (mean=3,5417), (7) sau đại học (mean=3,5673), (8) cao đẳng (mean=3,6688), (9) sơ cấp (mean=3,8190).

Để kiểm định sự khác biệt về động cơ học đại học của sinh viên trình độ học vấn của bố, nhóm sử dụng phân tích bằng ANOVA một chiều. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được:

Bảng 4.13. Kết quả phân tích sự khác biệt theo trình độ học vấn của bố Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 4,575 8 0,572 1,855 0,064 Trong cùng nhóm 229,423 744 0,308

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Kết quả phân tích từ bảng 4.9 cho thấy: Với điều kiện mức ý nghĩa α >0,05 thì biến trình độ học vấn của bố có hệ số ý nghĩa không thỏa mãn điều kiện, điều đó khẳng định không có sự khác biệt về động cơ học đại học theo trình độ học vấn của bố.

Một phần của tài liệu NCKH Thái độ đối với tiền ảnh hưởng đến động cơ học đại học (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w