Dựa trên cơ sở lý thuyết và phần tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu về các yếu tố tác động đến động cơ học đại học của sinh viên , cũng như các nghiên cứu về sự tác động của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học, nhóm tác giả đã lựa chọn vận dụng lý thuyết hành vi dự định và lý thuyết về sự tự quyết làm mô hình gốc cho đề tài nghiên cứu. Nhóm đã kế thừa và kết hợp một số nhân tố khác để phát triển thành mô hình nghiên cứu với năm giả thuyết. Trong đó có các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 gồm năm biến độc lập: (1) Thái độ coi tiền là công cụ đạt quyền lực và biểu hiện của thành công, (2) Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền, (3) Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng, (4) Thái độ thường dùng tiền để tích lũy, (5) Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất (Hình 2.3). Ngoài ra, nhóm nghiên cứu xem xét thêm các yếu tố về nhân khẩu học bao gồm giới tính, làm thêm, mức chi phí cho việc học (chi phí cho việc học/ tổng thu nhập), thu nhập của bố mẹ, trình độ học vấn của mẹ và trình độ học vấn của bố là các biến kiểm soát tác động đến động cơ học đại học của sinh viên.
Những người chịu ảnh hưởng bởi thái độ coi tiền là quyền lực và thành công có xu hướng dùng tiền để tạo nên uy tín và giá trị cho bản thân. Những người mang thái độ này hình thành động cơ học đại học bắt nguồn từ suy nghĩ lấy việc học đại học làm công cụ để đạt lấy sự thành công và phô trương quyền lực thông qua tấm bằng đại học. Theo nghiên cứu của Deci và Ryan (1985), động cơ phát sinh từ mong muốn có được ngưỡng mộ từ người khác. Vì vậy, một cá nhân càng coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công thì mong muốn học đại học và nỗ lực trong quá trình học đại học càng lớn. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H1: Thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và thành công tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.
Theo lý thuyết TPB, hành vi là một chức năng của thái độ đối với việc thực hiện hành vi trong tình huống đó. Những người có thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền thường nhạy cảm về giá và luôn cho rằng mình có thể bị lừa khi giao dịch với tiền. Những người này đặc biệt sẽ có nhu cầu về sự cạnh tranh để chọn được
triển thành nhu cầu học tập và phát triển năng lực để có thể lựa chọn được thứ tốt nhất khi giao dịch với tiền và giảm bớt đi sự nghi ngờ. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H2: Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.
Năm 2004, trong bài nghiên cứu động cơ của sinh viên tham gia học kinh doanh tại trường đại học, Bennett (2004) cho rằng những lo lắng, căng thẳng về tài chính có ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến sinh viên trong việc đưa ra các quyết định về việc tiếp tục theo học tại trường đại học. Theo ông, việc tiếp tục học đại học sẽ giúp sinh viên có thể kiếm được tiền một cách dễ dàng hơn và có thể thoát ra khỏi nỗi lo về các gánh nặng tại chính hiện tại của họ. Theo Azjen (1991), lý thuyết TPB xem xét hành vi là tự nguyện, do đó nó ảnh hưởng bởi thái độ. Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi theo Beck và Ajzen (1991) có tác động trực tiếp đến hành vi. Những người có thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng với nhận thức tiêu tiền để giải tỏa cảm giác căng thẳng thường có xu hướng coi việc học đại học là phương pháp đối phó với lo lắng khi con người muốn sống độc lập và tách ra khỏi sự phụ thuộc. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H3: Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.
Theo lý thuyết SDT, động cơ là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hành vi của con người và thúc đẩy cá nhân tự đáp ứng ba nhu cầu cơ bản trong đó có nhu cầu về sự tự chủ thể hiện qua mong muốn được làm chủ cuộc sống và có quyền kiểm soát cuộc sống thông qua việc kiểm soát hành vi và mục tiêu của chính mình. Những người thường dùng tiền để tích lũy luôn mong muốn có thể tự dùng tiền của mình chi tiêu cho những mục đích chính đáng. Vì vậy, học đại học đối với những người có thái độ này chính là chủ động tìm kiếm kiến thức quản lý tiền và cũng là sự đầu tư hợp lý trong tầm kiểm soát của họ. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:.
Giả thuyết H4: Thái độ dùng tiền để tích lũy tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.
Theo lý thuyết SDT, động cơ thúc đẩy con người tự đáp ứng các nhu cầu cơ bản của chính mình. Vì vậy, những người coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất cho bản thân thường có xu hướng chọn học đại học và nỗ lực trong quá trình học vì tin rằng sau này việc học đại học sẽ mang lại những giá trị tốt nhất. Thông qua việc
cố gắng học để có tấm bằng đại học, những người này thể hiện niềm tin rằng học đại học chính là món đầu tư lời nhất cho tương lai. Món đầu tư này đối với họ chính là giá trị vật chất tốt nhất mà nhóm người có thái độ này luôn hướng tới để đạt được trong suốt cuộc đời. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H5: Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất tác động thuận chiều đến động cơ học đại học.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, nhóm đã hệ thống và tổng hợp lí thuyết từ các nghiên cứu trước để hình thành mô hình nghiên cứu. Để xác định chắc chắn về các biến khảo sát và giải thích cụ thể hơn kết quả quan sát, nhóm đã thực hiện quy trình sau:
Phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học Các lí thuyết có
liên quan
Thái độ đối với tiền
Các tiêu chí đo lường ảnh hưởng của thái độ đối với tiền đến động cơ học đại học
Phỏng vấn sâu Khảo sát bằng bảng hỏi
Giải pháp Động cơ học đại học H1 H3 H5 H4 H2 Động cơ học đại học Biến kiểm soát
- Giới tính
- Mức chi tiêu cho việc hoc - Làm thêm
- Thu nhập của bố mẹ - Trình độ học vấn của mẹ - Trình độ học vấn của bố
Thái độ đối với tiền
Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất
Thái độ dùng tiền để tích lũy
Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền
Động cơ nghề nghiệp
Động cơ khẳng định bản thân Động cơ đáp ứng kỳ vọng Động cơ hình thành nhân cách Động cơ tự thỏa mãn
Động cơ hoàn thiện tri thức Thái độ coi tiền là biểu hiện của
quyền lực và thành công
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trước
3.2. Quy trình xây dựng và xử lí bảng hỏi, các thang đo được sử dụng trongbài nghiên cứu bài nghiên cứu
3.2.1. Quy trình xây dựng và xử lí bảng hỏi
Quy trình xây dựng và xử lí bảng hỏi được diễn ra theo theo trình tự sau:
-Bước 1: Xác định khái niệm, lí thuyết liên quan và cách đo lường của các biến có trong mô hình dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước đây.
-Bước 2: Xây dựng thang đo phiên bản tiếng Việt bằng cách phiên dịch những thang đo tiếng Anh mà nhóm đã tìm kiếm được từ nghiên cứu trước.
-Bước 3: Đánh giá và điều chỉnh để hoàn thiện bảng hỏi.
-Bước 4: Khảo sát sơ bộ 7 sinh viên của 7 trường đại học trong phạm vi khảo sát và điều chỉnh bảng hỏi.
-Bước 5: Tiến hành phát và thu bảng hỏi với số lượng 910 sinh viên rải đều từ 7 trường đại học đã đề cập ở phần phạm vi.
-Bước 6: Làm sạch, xử lí và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 25.0 và AMOS 20.0.
3.2.2. Các thang đo được sử dụng
Theo Messick (1989), thang đo Likert là công cụ được sử dụng thường xuyên nhất để đo lường các cấu trúc tâm lý – một khía cạnh của con người mà nhận thức có thể được vận hành và đo lường. Croasmun và Ostrom (2011) cho rằng sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ rất phù hợp trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội. Bài nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ điểm 1 - “Hoàn toàn không đồng ý” đến điểm 5-“ Hoàn toàn đồng ý” cho cả biến độc lập và biến phụ thuộc dựa trên thang đo được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.2. Danh sách và nguồn gốc các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu
Nhân tố Biến Nội dung Nguồn
tham khảo Thái độ đối với tiền Thái độ coi tiền là biểu hiện của quyền lực và
QL1 Tôi thường dùng tiền để yêu cầu người khác làm gì đó cho tôi.
Áp dụng có điều QL2 Tôi đánh giá người khác qua sự giàu
có của họ hơn là những gì họ làm. QL3 Đối với tôi, tiền là thứ duy nhất biểu
hiện cho sự thành công.
QL4 Tôi thường dành sự tôn trọng cho những người nhiều tiền hơn tôi.
thành công chỉnh thang đo MAS của Yamauc hi và Templer (1982) QL5 Tôi mua các sản phẩm đắt tiền để gây
ấn tượng với người khác.
QL6 Tôi mua những đồ giúp tôi có được sự chú ý từ người khác.
QL7 Người quen của tôi nói tôi quá quan tâm đến số tiền và sự thành công của người khác.
QL8 Tôi thích kể với mọi người về số tiền mà tôi đã kiếm được.
QL9 Tôi để ý người khác có kiếm được nhiều tiền hơn tôi không.
Thái độ dùng tiền để tích lũy
TL1 Tôi có thói quen tiết kiệm tiền đề phòng rủi ro cho tương lai.
TL2 Tôi lên kế hoạch quản lý tài chính cho tương lai.
TL3 Tôi luôn có sẵn tiền cho những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
TL4 Tôi luôn có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và tuân thủ theo kế hoạch đó.
TL5 Tôi cẩn trọng trong việc chi tiêu. TL6 Tôi luôn kiểm soát được việc chi tiêu
của mình. Thái độ luôn nghi ngờ và mất lòng tin khi giao dịch với tiền
NN1 Tôi luôn thấy không hài lòng về những khoản mà tôi đã tiêu.
NN2 Tôi không thoải mái khi biết món đồ tôi mua được bán rẻ hơn ở nơi khác. NN3 Sau khi mua một thứ gì đó, tôi sẽ tự hỏi rằng liệu tôi có thể mua được cái tương tự nhưng rẻ hơn ở chỗ khác không.
NN4 Tôi hay phản ứng trước một món đồ với suy nghĩ “Tôi sẽ không mua” dù tôi có đủ tiền hay không.
NN5 Sau khi mua một món gì đó, tôi thường băn khoăn về giá của nó.
NN6 Tôi thường do dự khi phải tiêu tiền, kể cả khi mua những thứ thiết yếu.
thường hoài nghi rằng tôi có thể bị lừa. Thái độ coi tiền là công cụ đem lại giá trị vật chất tốt nhất
CL1 Tôi thường mua các sản phẩm/ dịch vụ hàng đầu với chất lượng tốt nhất. CL2 Tôi sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để có
được sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất. CL3 Tôi mua các sản phẩm/ dịch vụ đắt
nhất có thể.
CL4 Tôi mua các sản phẩm có thương hiệu uy tín. Thái độ coi tiền là nguồn gốc của lo lắng và giải pháp giải tỏa lo lắng
LL1 Tôi sẽ cảm thấy khó chịu nếu tôi bỏ qua việc mặc cả khi mua đồ.
LL2 Tôi tiêu tiền để làm cho bản thân cảm thấy tốt hơn.
LL3 Tôi thường cảm thấy lo lắng khi nói về tiền.
LL4 Tôi lo lắng khi không được đảm bảo về tài chính.
LL5 Tôi cảm thấy lo lắng khi tôi không có đủ tiền. Động cơ học đại học Động cơ hoàn thiện tri thức
KT1 Tôi học đại học để nâng cao trình độ. KT2 Tôi học đại học để biết thêm những
điều mới.
KT3 Tôi học đại học để cải thiện kỹ năng (giao tiếp, thuyết trình, xây dựng mối quan hệ,…).
KT4 Tôi học đại học để có kiến thức phục vụ nghề nghiệp mơ ước của tôi. Động cơ khẳng định bản thân
KD1 Tôi nghĩ học đại học là biểu hiện của sự thành công đối với tôi.
KD2 Tôi học đại học để chứng minh bản thân thành công trong học tập.
KD3 Tôi học đại học để chứng minh tôi là người thông minh.
KD4 Tôi học đại đại học để được mọi người xung quanh khen ngợi, ngưỡng mộ KD5 Tôi học đại học để có địa vị cao trong
Áp dụng có điều chỉnh thang đo AMS của Valleran d và cộng sự (1992) KD6 Tôi học đại học để chứng minh bản
thân không thua kém bạn bè.
KD7 Tôi học đại học để làm tấm gương cho các em noi theo.
Động cơ nghề
nghiệp
NGHE1 Tôi học đại học để kiếm tiền.
NGHE2 Tôi học đại học để có mức lương cao trong tương lai.
NGHE3 Tôi học đại học vì nghĩ mình có thể dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ hội làm giàu.
NGHE4 Tôi học đại học để có được công việc tốt hơn sau này.
NGHE5 Tôi học đại học để có định hướng nghề nghiệp cho mình tốt hơn.
NGHE6 Tôi học đại học để có đủ điều kiện về bằng cấp phục vụ cho công việc. NGHE7 Tôi học đại học để mở rộng cơ hội tìm
kiếm việc làm của mình. Động
cơ tự thỏa mãn
TM1 Tôi thấy vui khi tự mình cố gắng trên con đường học tập.
TM2 Tôi học đại học vì muốn tham gia các hoạt động tổ đội của các trường đại học.
TM3 Có bằng đại học mang lại niềm vui cho tôi.
TM4 Tôi học đại học vì đam mê với con đường học thuật.
TM5 Tôi học đại học để thực hiện ước mơ. Động
cơ đáp ứng kỳ vọng
KV1 Tôi học đại học để làm vui lòng người thân của tôi.
KV2 Tôi học đại học để làm vui lòng giáo viên của tôi.
KV3 Tôi học đại học để đền đáp công ơn của gia đình tôi.
KV4 Tôi học đại học để tiếp nối truyền thống học tập của gia đình.
thiện nhân cách
NC2 Tôi học đại học để hoàn thiện nhân cách.
NC3 Tôi học đại học để học cách làm người.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
3.3. Mẫu nghiên cứu
Dựa trên các tiêu thức về quy mô, khối ngành, mức điểm tuyển sinh đầu vào và mức học phí đã được trình bày ở phần phạm vi nghiên cứu, các tác giả đã hướng tới khảo sát đối tượng là sinh viên năm nhất của 7 trường đại học: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Mở Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Công nghiệp Hà Nội để tìm ra được sự tác động của quan niệm về đồng tiền đến động cơ học đại học của các sinh viên đó.
Trong nghiên cứu định lượng, đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, dựa theo Hair, Anderson, Tatham, và William (1998), thì cỡ mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số chỉ báo trong các thang đo. Tổng số chỉ báo dùng để phân tích nhân tố được sử dụng thang đo của bài nghiên cứu này là 61. Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần có là 61*5=305 quan sát. Tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) chỉ ra số quan sát