Học thuộc lòng

Một phần của tài liệu Giáo án T.Việt 2: Phần 1 HKI (Trang 58 - 63)

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.

2.4. Học thuộc lòng

- Chú ý rèn HS đọc diễn cảm bài thơ.

- Xóa dần bài thơ để HS đọc thuộc. - Nhận xét, cho điểm.

3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Con có nhận xét gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng?

- Dặn HS về nhà luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

- Mở SGK.

- Theo dõi và đọc thầm. 1 HS đọc mẫu lần 2.

- HS tiếp nối nhau đọc.

- HS đọc theo hình thức nối tiếp. - Mỗi nhóm 1 HS tham gia thi đọc. - Các nhóm đọc đồng thanh.

- Cả lớp đọc đồng thanh. - HS trả lời.

- Đọc lại từng khổ thơ và cả bài thơ.

- Học thuộc.

- 3 HS thi đọc thuộc lòng.

- 1 HS đọc.

- 3 đến 5 HS trình bày theo ý hiểu của mình.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Thứ…….ngày………tháng……..năm……

Chính tả GỌI BẠN

• Nghe – viết lại chính xác, không mắc lỗi, trong 15 đến 18 phút 2 khổ thơ cuối bài Gọi bạn.

• Biết trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu dòng viết hoa, tên riêng viết hoa.

• Biết phân biêt phụ âm: ng/ ngh; ch/ tr; các dấu thanh ∼/?

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập 2, 3/

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Kiểm tra 2 HS.

- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.

2. DẠY – HỌC BÀI MỚI2.1. Giới thiệu bài 2.1. Giới thiệu bài

2.2. Hướng dẫn tập chép.

a) Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.

- Treo bảng phụ, đọc đoạn thơ cần viết.

- Hỏi: Bê Vàng đi đâu?

- Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? - Khi Bê Vàng bị lạc, Dê Trắng đã

làm gì?

b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy khổ?

- Một khổ thơ có mấy câu thơ?

- Trong bài có những chữ nào viết hoa? Vì sao?

- Lời gọi của Bê Trắng được ghi với dấu gì?

c) Hướng dẫn viết từ khó

- 2 HS lên bảng viết các từ mà tiết trước viết sai, hoặc cần chú ý phân biệt: trung thành, chung sức, mái che, cây tre.

- Cả lớp đọc đồng thanh sau khi nghe GV đọc.

- Bê Vàng đi tìm cỏ.

- Vì trời hạn hán, suối cạn, cỏ héo. - Dê Trắng thương bạn, chạy khắp

nơi tìm.

- Có 3 khổ thơ.

- Hai khổ đầu mỗi khổ có 4 câu thơ và khổ cuối có 6 câu thơ.

- Đọc các chữ viết hoa và rút ra kết luận: chữ đầu dòng thơ và tên riêng phải viết hoa.

- Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép.

- Cả lớp đọc đồng thanh: héo, nẻo, đường, hoài, lang thang,…

- Yêu cầu HS đọc các từ khó.

- Chỉnh sửa lỗi cho HS.

d) Viết chính tả

- Đọc từng dòng thơ. Mỗi dòng đọc 3 lần. Đọc rõ: hai chấm, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.

e) Soát lỗi, chấm bài

- Tương tự như các tiết trước.

2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 2 HS làm mẫu.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

- Đáp án: nghiêng ngả; nghi ngờ; nghe ngóng; ngon ngọt.

Bài 3:

- Tiến hành như bài tập 2.

- Đáp án: trò chuyện, che chở, trắng tinh, chăm chỉ, cây gỗ, gây gổ, màu mỡ, mở cửa.

- GV có thể gọi HS tìm thêm các tiếng dễ lẫn để phân biệt nếu còn thời gian.

3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ

- Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.

- Dặn HS về nhà chép lại bài chính tả.

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con. - Nghe GV đọc và viết lại.

- Đọc yêu cầu.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.

- Đúng/ Sai.

- Cả lớp đọc đồng thanh đáp án và làm vào Vở bài tập.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

TẬP LÀM VĂN

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

• Biết sắp xếp các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện.

• Biết nói nội dung mỗi bức tranh bằng 2 đến 3 câu.

• Sắp xếp các câu thành câu chuyện hoàn chỉnh.

• Lập được bản danh sách các bạn trong nhóm theo mẫu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• Tranh minh họa bài tập 1 – SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Gọi 3 HS đọc lại bản Tự thuật về mình.

- Nhận xét, cho điểm.

- Nhận xét phần bài HS làm về nhà

2. DẠY – HỌC BÀI MỚI2.1. Giới thiệu bài 2.1. Giới thiệu bài

2.2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Treo các bức tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát tranh.

- Gọi 3 HS lên bảng.

- Gọi HS nhận xét xem treo đã đúng thứ tự chưa?

- Gọi 4 HS nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1, 2 câu. Sau mỗi HS nói gọi HS khác nhận xét, bổ sung

- 3 HS đọc lần lượt, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài - HS quan sát.

- 3 HS lên bảng thảo luận về thứ tự các bức tranh, sau đó:

- HS 1: chọn tranh; HS 2 đưa tranh cho bạn, HS 3 treo tranh.

- HS dưới lớp theo dõi các bạn làm bài trên bảng.

- HS trả lời.

- HS nói và nhận xét. Thứ tự đúng: 1 – 4 – 3 – 2

nếu sai.

- Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện Đôi bạn.

- Ai có cách đặt tên khác cho câu chuyện này?

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Nói lại yêu cầu cho HS hiểu.

- Gọi 2 đội chơi, mỗi đội 2 HS lên bảng.

- Gọi HS dưới lớp nhận xét.

- Nhận xét và yêu cầu HS đọc lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp hoàn chỉnh.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài tập này giống với bài tập đọc nào đã học?

- Yêu cầu làm bài tập và chú ý phải sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.

- Gọi 1 số HS đọc bài làm.

3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ

- Hôm nay lớp mình đã kể lại câu chuyện gì?

- Về nhà các em tập kể lại câu chuyện và hoàn thành bản danh sách tổ.

sống cùng nhau.

2. Trời hạn, suối cạn, cỏ không mọc được.

3. Bê Vàng đi tìm cỏ quên mất đường về.

4. Dê Trắng đi tìm bạn và luôn gọi Bê! Bê!

- HS kể. HS nhận xét.

- Bê Vàng và Dê Trắng/ Tình bạn

- HS đọc yêu cầu.

- Lên bảng, thực hiện yêu cầu như bài tập 1.

- Nhận xét về thứ tự các câu văn: b – d – a – c

- 3 HS đọc lại câu chuyện.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Bản: Danh sách học sinh tổ 1 – Lớp 2A.

- HS làm bài vào Vở bài tập.

- Một số HS đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

Một phần của tài liệu Giáo án T.Việt 2: Phần 1 HKI (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w